Cuộc đua cafe của thị trường tỷ dân Trung Quốc
Như mấy ngày trước mình có đánh giá theo cảm nhận thực tế một cách chủ quan về thị trường cafe tại Trung Quốc, nay tìm kiếm đọc thêm thì mới thấy ngoài Luckin, Cotti thì Li-Ning, Xtep cũng đã mở cả ngàn cửa hàng cafe tại thị trường này, vậy tại sao chỉ mới chưa tới chục năm mà hàng loạt thương hiệu cả trong lẫn ngoài ngành F&B nhảy vào thị trường này, thử tìm hiểu xem sao!.
Tháng 4/2022, Li-Ning mở ra NING COFFEE, chính thức bước vào “đường đua” cà phê. Từ cách làm của Li-Ning (là công ty sản xuất dụng cụ và trang phục thể thao lớn của Trung Quốc) cho thấy, sự kết hợp của các nhãn hiệu thể thao với cà phê đa phần là sử dụng ưu thế từ hệ thống các cửa hàng và làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với khách hàng mua đồ thể thao khi bước vào các cửa hàng của Li-Ning.
Mục đích chính của các thương hiệu quốc tế lớn đối với thị phần cà phê là thu hút người tiêu dùng trẻ tuổi và phá vỡ quan niệm, thói quen tiêu dùng cố hữu mang tính truyền thống xưa nay. Đặc biệt, cà phê pha sẵn sẽ tạo thêm điểm nhấn cho các thương hiệu quần áo, có lẽ tạo ra trend mới cho giới trẻ quốc gia này hoặc cộng hưởng thương hiệu cũng nên!.
Phía Li-Ning chia sẻ trên báo chí, việc mở NING COFFEE nhằm mục đích tối ưu hóa sự phục vụ của cửa hàng, từ đó, nâng cao sự thoải mái và cảm giác trải nghiệm khi khách hàng tới hệ thống các cửa hàng của Li-Ning mua sắm. Phía Li-Ning cũng bày tỏ thêm, hình thức cửa hàng phục vụ cà phê là một kiểu làm mới của Li-Ning trong việc cung cấp cho người tiêu dùng thêm trải nghiệm mới ngoài thời trang bao lâu nay.
Hiện các cửa hàng cà phê của Li-Ning đã bắt đầu cung cấp dịch vụ tại Bắc Kinh, Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến và Trạm Giang của tỉnh Quảng Đông. Theo tuyên bố chính thức của tập đoàn, hầu hết các hoạt động kinh doanh cà phê Ning Coffee được dự kiến sẽ nằm trong các cửa hàng quần áo thể thao truyền thống của hãng.
Cách làm này giống với các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Arket hay Ralph Lauren đã làm. Tập đoàn H&M (tập đoàn bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển) cũng đầu tư thêm về mảng cà phê nhưng không phải với mục đích để phát triển vào ngành cà phê hay mở ra các chuỗi cửa hàng chuyên bán cà phê, mà họ hy vọng thông qua việc phục vụ cà phê cho khách hàng để thúc đẩy việc bán sản phẩm. Tức là lấy cafe để tăng sự thu hút của khách hàng ngoài sản phẩm chính, cũng thú vị cho cafe phết nhỉ.
Tui cũng "khoái, khoái, chảy nước miếng" thị trường này rồi nghen. Vậy thì cafe Việt Nam làm thế nào chen chân vào một thị trường đầy tiềm năng nhưng lại khá thách thức này?.
Và câu hỏi này mình cũng đã đặt ra khi tìm hiểu 10 ngày tại Trung Quốc, dù đi chưa nhiều, tìm hiểu chưa sâu, nhưng chắc rằng câu trả lời cũng sẽ thuyết phục, hãy chờ đấy!
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường