menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
GS Trương Nguyện Thành

Cuộc chiến tranh Nga- Ukraine và điểm mù tư duy

Bạn có thể diễn giải điểm mù tư duy là gì nhưng trong cuộc sống không có nhiều cơ hội để bạn có thể trải nghiệm và trả cái giá không quá lớn cho điểm mù tư duy của mình. Thường điểm mù tư duy sẽ dẫn đến kết quả không mong muốn mà bạn cho là thất bại nhưng vì đó là điểm mù nên bạn sẽ không bao giờ nghĩ đến lý do cho thất bại ấy là ở chỗ đó mà bạn có thể ‘đổ thừa’ lý do nằm ở một nơi khác.

Hôm nay tôi có cơ hội dạy cho con trai Takara về điểm mù tư duy. Takara chia sẻ 4-5 ngày nay, ngày đêm đi tìm cái lỗi trong phần mềm cho dự án cuối khóa của một lớp Trí Tuệ Nhân Tạo trình độ cao học. Ah! Các lớp cao học thường dùng những dự án cuối khóa mà sinh viên phải bỏ ra vài tuần để làm chứ không thi cuối kỳ vài giờ.

Takara: Mấy hôm nay con và người bạn học trong nhóm tìm hoài không ra cái lỗi cho phần mềm. Nhức cả cái đầu. Phần mềm có nhiều công đoạn nên việc truy tìm lỗi khá phức tạp vì đòi hỏi bọn con phải viết thêm nhiều dòng code nữa để giúp xác định và cô lập vùng có lỗi. Cái khó nữa là một lần thí nghiệm thì phải mất vài giờ để chạy dòng code dạy cho máy học với mô hình về cách học đưa ra.

Takara tiếp: Ba biết không cuối cùng cái lỗi nằm chỉ ở một dòng code rất đơn giản và đó là dòng mà con tự tin 100% là đúng ngay từ đầu.

Đây là một cơ hội hiếm có để tôi có thể dạy cho con hiểu thêm về điểm mù tư duy.

Tôi cười to: hahahaha Thì đó là điểm mù tư duy của con nên con đâu bao giờ nghĩ lỗi nằm ở đó. Thêm nữa vì nó có thể quá đơn giản nên con có thể thuyết phục được bạn con lỗi không nằm ở chỗ đó.

Takara: Ba nói đúng. Nó chỉ là dòng code A = B thôi nhưng cơ chế lưu trữ thông tin trong máy của Mathlab mà con quen sử dụng khác với ngôn ngữ Python mà con đang dùng. Và vì nó quá đơn giản nên cả con và bạn học đều không nghĩ vấn đề nằm ở đó. Hai đứa con mất gần 5 ngày trời để truy tìm vấn đề ở tất cả các nơi khác. Cho đến đã thử hết tất cả các chỗ khác rồi và chỉ còn chỗ đó mới hỡi ôi rằng lỗi nằm ở đó.

Tôi: CNTT đúng là nơi có thể giúp người ta khám phá và hiểu điểm mù tư duy là gì và tại sao nó là như vậy. Này nhé. Một khi con học một kiến thức hay trải nghiệm điều gì thì nó lưu vào bộ nhớ. Khi gặp một vấn đề mới con nghĩ rằng kiến thức hay kinh nghiệm đó có thể đem ra ứng dụng. Nếu kiến thức hay kinh nghiệm đó con dùng nhiều lần trong quá khứ rồi hoặc nó đơn giản mà con tin tưởng nó như tuyệt đối như 2+2=4 thì não con sẽ không đặt vấn đề với nó nữa và nó trở thành điểm mù tư duy của con. Khi kết quả không như ý thì não sẽ phân tích lý do nhưng lại tự động không cho rằng lý do nằm ở điểm mù (Takara: hihihihi thì đó mới gọi là điểm mù). Yeah! Bởi thế não sẽ cho lý do nằm ở nơi khác và con có thể khẳng định là thế. Đến khi con xác nhận được vấn đề không nằm ở mọi nơi khác. Lúc bấy giờ chỉ còn lại có một nơi mà vấn đề có thể hiện diện. Cả khi đó con cũng có thể vẫn còn hoài nghi rằng có thể chưa tìm hết mọi nơi khác đấy vì nơi mà có thể là vấn đề đi ngược lại với tin tưởng của con.

Takara: Ba nói đúng. Não con người đúng là kỳ diệu. Học về trí tuệ nhân tạo con mới nhận ra cách con người học thật kỳ diệu. Nhưng chính sự kỳ diệu ấy tạo nên những điểm mù mà người trong cuộc không nhận ra.

Tôi: Hồi xưa Ba cũng có một trải nghiệm giống như con và mất hơn một tuần mất ăn mất ngủ để tìm ra lỗi nằm ở nơi mà ba không bao giờ nghĩ đến. Bởi vậy sau này mỗi khi ba bí một vấn đề gì thì thường bỏ nó qua một bên không suy nghĩ đến nó một vài ngày. Sau đó nhìn lại ở một hướng khác và không chừa một viên đá nào không lật lên. Để giúp ba làm điều đó ba cho rằng kiến thức và kinh nghiệm có thể đúng ở một nơi hay một thời điểm nào đó và nó có thể hoàn toàn sai ở nơi khác hay ở thời điểm khác.

Takara: Ba à! Đôi khi người ta không có diễm phúc dư giả về thời gian để bỏ nó qua một bên vài ngày đâu. Dự án cuối kỳ này con phải hoàn tất cuối tuần này đấy.

Tôi: hahahaha đúng há. Thế thì con nên tập chấp nhận thí nghiệm điều ngược lại với tin tưởng của mình nếu xác định được cái giá phải trả nếu thất bại không quá lớn. Nó cho con một cảm giác điên khùng nhưng thú vị đấy!

-------------

Với chiến tranh Nga-Ukraine đang diễn ra, bạn có thể nhận ra những điểm mù của Putin hình thành từ cuộc chiến giữa Nga với Chechen vào năm 1994 và cuộc chiếm đóng lãnh thổ Crimea của Ukraine năm 2014. Putin dùng chiến thuật với Ukraine giống như với Chechen và Crimea. Putin cũng không nghĩ phương Tây có sự đoàn kết đủ để có cuộc chiến kinh tế hiệu quả với Nga ngoài vài đòn võ mồm mà chả mấy ai ở Nga thèm nghe. Điều mà Putin chưa nghĩ đến đó là cuộc chiến truyền thông mà Ukraine đang dành mọi lợi thế vì xưa nay ông ta kiểm soát mọi truyền thông ở Nga. Hậu quả của những điểm mù này đang dần được phơi bày một cách toàn diện cho cả thế giới xem.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
GS Trương Nguyện Thành

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

11 Yêu thích
4 Bình luận 4 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại