CTG: Định giá hấp dẫn
Tài sản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giảm nhẹ trong quý 3 xuống còn 1.448 nghìn tỷ, giảm 1,7% so với quý 2 2021, nhưng vẫn tăng 7,9% so với đầu năm
Sơ lược 9T2021
Tăng trưởng chịu áp lực trong hai quý giữa năm
Tài sản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giảm nhẹ trong quý 3 xuống còn 1.448 nghìn tỷ, giảm 1,7% so với quý 2 2021, nhưng vẫn tăng 7,9% so với đầu năm. Các động lực tăng trưởng tài sản bao gồm chứng khoán đầu tư (+47.7% YTD), cho vay liên ngân hàng (+9.8% YTD) và cho vay (+6% YTD).
Tỉ lệ nợ xấu tăng trở lại phản ánh ảnh hưởng của dịch bệnh. Tỉ lệ nợ xấu (NPL) và nợ xấu mở rộng (bao gồm nợ nhóm 2) tăng lần lượt lên mức 1,7% (+0,8%p YTD) và 2,1% (+0.9%p YTD).
Nhờ vào thành quả đạt được trong quý 1 2021 với mức tăng trưởng lợi nhuận 171% YoY, tổng lợi nhuận 3 quý đạt gần 14 nghìn tỷ, tăng 34,2% YoY.
Điểm nhấn đầu tư
Kỳ vọng bức phá trong năm 2022
Năm 2021, LNTT kỳ vọng đạt 18,1 nghìn tỷ, tăng nhẹ ở mức 5,8% so với cùng kỳ. Do gia tăng trích lập dự phòng từ quý 2 2021, lợi nhuận năm 2021 sẽ khó tăng trưởng mạnh nhưng sẽ dỡ bỏ phần nào áp lực trích lập hậu COVID. Qua đó, lợi nhuận được kỳ vọng trong các năm tiếp theo sẽ ít bị ảnh hưởng bởi chi phí trích lập dự phòng.
Với chủ trương hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, nhà nước có thể khuyến khích các ngân hàng quốc doanh tăng trưởng tín dụng cao hơn trong các năm tiếp theo nhằm kiểm soát tốt hơn dòng chảy tín dụng. Ngoài ra, với kỳ vọng gia tăng đầu tư công như xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngân hàng quốc doanh cũng sẽ tham gia tích cực vào các dự án này.
Ngoài triển vọng khả quan hơn về thu nhập từ lãi cũng như chi phí dự phòng giảm trong năm 2022, tăng trưởng thu nhập khác như thu hồi nợ xấu và thu nhập từ bán chéo bảo hiểm cũng là nhân tố hỗ trợ tốt cho lợi nhuận của ngân hàng cũng như tỉ lệ an toàn vốn (CAR).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận