CTD - Ông trùm xây dựng trở lại
Sau khi thực hiện các cải tổ mạnh mẽ trong bộ máy quản lý và đưa ra những chiến lược kinh doanh mới, phù hợp với xu hướng toàn cầu, CTD đang dần khôi phục vị thế dẫn đầu trong ngành xây dựng. Bài viết này mình sẽ phân tích sâu về tình hình kinh doanh hiện tại của Coteccons, những kỳ vọng trong tương lai và các yếu tố cần lưu ý khi đầu tư vào cổ phiếu của công ty này.
Tình hình kinh doanh của CTD
Báo cáo Q3/24 của CTD ghi nhận doanh thu đạt 4.759 tỷ đồng, tăng trưởng doanh thu 15,4% yoy nhờ lượng backlog đang được liên tục duy trì ở mức cao. Đây là quý thứ 3 CTD ghi nhận tăng trưởng dương tuy nhiên mức tăng trưởng đã chậm lại khi doanh thu đã giảm 28% QoQ.
Lợi nhuận của doanh nghiệp ghi nhận 92.9 tỷ tăng trưởng gần 40% so với cùng kỳ nhưng đang cho thấy sự chậm lại về tăng trưởng vì nền kinh doanh từ cuối năm trước cũng khá cao.
Tiền thu từ khách hàng tăng trưởng mạnh giá trị người mua trả tiền trước của CTD phục hồi, đạt 3.051 tỷ tăng trưởng 28% so với quý trước đó, chạm đỉnh kỷ lục trong giai đoạn đầu năm 2023. Trong đó, đóng góp chủ yếu là khoản trả trước gia tăng từ công ty Hợp tác Việt Lào, và Tập đoàn Sun Group (Sunset Village). Với giá trị trả trước từ khách hàng lớn nhất so với nhóm doanh nghiệp cùng ngành, CTD có dư địa lớn duy trì và bứt phá kết quả kinh doanh trong năm tài chính 2025.
Tỷ lệ nợ vay tài chính/VCSH của CTD đạt 0,27 lần, tăng nhẹ so với mức 0,18 lần tại quý 2 vừa qua. So với 3 doanh nghiệp trong ngành thì CTD đang có tỷ lệ nợ vay/vốn chủ thấp hơn khá nhiều. CTD đang tận dụng tốt lợi thế khi trước giờ luôn duy trì tỷ lệ đòn bẩy ở mức thấp (giai đoạn trước còn không có vay nợ), từ đó dễ dàng chủ động vay nợ và đảm bảo tiến độ các dự án được thực hiện xuyên suốt.
CTD ghi nhận biên lợi nhuận gộp và biên LNTT hồi phục, lần lươt đạt 4,3% và 2,4%. Đây là mức nền cao sau giai đoạn doanh tái cơ cấu tổ chức. Với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng, kèm theo ngành nghề đang có dấu hiệu tích cực trở lại, do đó thì theo mình BLG gộp của CTD đã đã tạo đáy và sẽ tiếp tục phục hồi trong tương lai.
Sự chuyển dịch trong mảng kinh doanh, mũi nhọn tăng trưởng
Sự chuyển dịch mở rộng mảng xây dựng Công nghiệp trong cơ cấu doanh thu đang đem lại "quả ngọt" cho CTD , đặc biệt trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản phục hồi còn chậm.
Mảng xây dựng Công nghiệp kỳ vọng là "mũi nhọn" tăng trưởng chính của CTD khi mà Việt Nam vẫn là điểm đến lý tưởng của dòng vốn FDI, đặc biệt là làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng thế giới và đáp ứng quy hoạch của Chính phủ về xu thế công nghiệp hóa đất nước. Đây là mảng xây dựng có biên lợi nhuận tốt nhất.
Bối cảnh vĩ mô hỗ trợ cho sự phục hồi phía trước
Dòng vốn giải ngân đầu tư công
Yếu tố quan trọng tác động đến nhóm doanh nghiệp đầu tư công hay xây dựng là câu chuyện giải ngân đầu tư công, nhìn qua tổng vốn giải ngân đầu tư công trong năm nay có thể chứng minh phần nào sự đi lùi khó rõ về nhóm cổ phiếu này.
Tuy nhiên năm 2025 với những hành động quyết liệt để giải quyết pháp lý cụ thể mạnh mẽ hơn khi luật đầu tư công sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 là những điểm nhấn để giá trị giải ngân tăng tốt trong năm tới.
Hơn nữa, năm 2025 là một năm đặc biệt khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của cả nước, hay cũng là năm cuối của nhiệm kỳ, đây được coi là năm mà những quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị cả nước sẽ được đẩy lên cao. Trong đó mục tiêu cụ thể là GDP tăng trưởng từ 6,5% - 7% và phấn đấu đạt 7,0%-7,5%. Vì vậy, việc giải ngân đầu tư công được ưu tiên thúc đẩy cao.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng
Lũy kế 10T /2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt mức 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Điểm nổi bật, cơ cấu dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực Bất động sản - Xây dựng trong 10T đầu năm đạt 5,8 tỷ USD, tăng 18% so với cả năm 2023; và chiếm tỷ trọng hơn 21% tổng nguồn vốn, cao hơn trung bình 14,3% trong 5 năm gần nhất.
Đặc biệt, với sự kiện Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vị trí lãnh đạo nước Mỹ. Trong giai đoạn lãnh đạo trước, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra, hàng loạt các doanh nghiệp đã dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc và lựa chọn điểm đến mới là Việt Nam. Còn đối với nhiệm kỳ thứ 2 này, thương chiến sẽ khó đoán hơn khi không chỉ Trung Quốc mà khối EU bị ảnh hưởng bởi các chính sách áp thuế mới từ Mỹ, từ đó cũng mở ra nhiều cơ hội hơn cho các nước đang phát triển. Việt Nam đã làm rất tốt trong quá khứ, khéo léo tận dụng các hiệp định thương mại để đa dạng hóa giao thương, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vì thế, mình rất kì vọng khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng lần này sẽ đem đến nhiều tin tức có lợi hơn cho mảng xây dựng Công nghiệp mà CTD đang hoạt động tích cực.
Thị trường bất động sản dân dụng vượt qua "vùng đáy"
Thị trường BĐS dân dụng lĩnh vực chiếm tới 45% cơ cấu doanh thu của CTD. Xét riêng trong Q3/2024, thị trường căn hộ tại Hà Nội phục hồi tốt hơn tại TP.HCM.
Tốc độ phục hồi được kỳ vọng sẽ mở rộng trong những năm tiếp theo sau khi luật đất đai (sửa đổi) được triển khai, hỗ trợ khơi thông tiến độ tại các dự án nghẽn về mặt pháp lý. Hiện tại, CTD đang thực hiện các dự án BĐS thương mại cho các đối tác lớn như SunGroup, Ecopark, Vinhomes, Doji,... với rủi ro nợ xấu ở mức thấp.
Tổng kết:
Có thể nhận thấy CTD là một trong những doanh nghiệp đang ở giai đoạn bung tỏa năng lực mạnh sau khi tái cơ cấu.
Hiện tại, CTD vẫn đang giao dịch ở vùng dưới giá trị sổ sách với P/B 0.76 trong khi doanh nghiệp đang tận dụng tốt các tài sản để sinh lời. Nợ vay thấp cộng thêm vào đó là biên lợi nhuận đang cho thấy dấu hiệu tạo đáy và phục hồi sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phục hồi về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn tới.
Đón đầu tốt dòng vốn FDI khi liên tục trúng thầu các dự án về Công nghiệp, cộng thêm vào kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ về dòng vốn giải ngân ĐTC sẽ là kỳ vọng cho một năm tăng trưởng của CTD.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường