COVID-19: Kinh tế Việt Nam - Ngành và mã nào cần chú ý đặc biệt cho đợt phục hồi sắp tới khi dịch qua đi? (Phần 2)
Tại phần 1 của bài viết chúng tôi đã viết về tình trạng dịch bệnh và quan hệ cung cầu trong chuỗi xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Trong phần 2 này chúng tôi sẽ trực tiếp phân tích các ngành chính cần chú ý khi dịch qua đi. Từ đó giúp quý nhà đầu tư có cho mình định hướng rõ ràng khi dịch được kiểm soát. Câu hỏi mà có lẽ ai cũng muốn có câu trả lời nhất lúc này là khi nào mua được và ngành nào mua được? Chúng tôi sẽ cố gắng gợi mở điều đó rõ nhất đến quý nhà đầu tư trong bài viết này
Như đã thông tin trong phần 1 khi mà vấn đề đầu vào đã được giải quyết phần nào từ các nước Đông Á thì ngay lập tức khó khăn lại bủa vây khi đầu ra không được thông, Các nước châu Âu và Mỹ đang trong tâm dịch và đình trệ toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Chắc chắn các ngành nghề xuất khẩu mạnh như dệt may, thủy sản, gỗ, … sẽ gặp vô vàn khó khăn khi mà các đơn hàng bị đình trệ, thậm chí là bị hủy bỏ. Đây là vấn đề mà không thể sớm giải quyết và quay trở lại ngay được khi dịch qua đi.
Top những mặt hàng ảnh hưởng mạnh từ dịch bệnh tại châu Âu và Mỹ
Vậy căn bản các ngành trong nước lợi, hại như thế nào? Ngành nào sẽ có lợi hay ít nhất là thiệt hại ít nhất từ dịch?
Hiện tại Việt Nam đã bắt đầu áp dụng cách ly toàn xã hội trong 15 ngày kể từ ngày 1/4/2020 để tiến hành phòng chống dịch. Trước đó là hàng loạt các biện pháp như yêu cầu đóng cửa các nhà hàng, quán bar, karaoke… nhằm mục đích tránh tụ tập đông người gây lây lan dịch bệnh
Đây là biện pháp theo chúng tôi là cần thiết để sớm dập được dịch. Tuy nhiên đi kèm với đó là khó khăn về kinh tế, nhân lực đối với các doanh nghiệp trong nước. Từ vấn đề nhân lực, chi phí, lãi vay, đến đầu ra cho sản phẩm. Ngoài các ngành xuất khẩu chắc chắn gặp khó khăn thì một số ngành tiêu thụ trong nước cũng đặc biệt khó khăn thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản như hàng không, du lịch, vận tải, xăng dầu, bán lẻ, sản xuất, …
Những khó khăn chung mà các doanh nghiệp đều gặp phải đó là
- Khó khăn trong đầu ra của sản phẩm mà công ty tạo ra. Trừ các ngành nhu yếu phẩm thì gần như nhu cầu tiêu thụ sản phẩm các ngành khác đều giảm không ít thì nhiều
- Khó khăn trong cơ cấu tài chính, Nợ vay ngắn hạn, chi phí nhân công, chi phí vận hành máy móc, …
- Khó khăn trong việc lên kế hoạch sản xuất khi mà chưa biết khi nào dịch bệnh qua đi. Nên tiếp tục sản xuất cầm chừng hay dừng hẳn.
Những khó khăn là điều ai cũng nhìn thấy và thực tế những ngày qua giá cổ phiếu cũng đã giảm rất nhiều, nó đã phản ánh phần nào kết quả kinh doanh kém phát triển thậm trí lỗ trong các quý tới. Tuy nhiên không phải tất cả các mã giảm đều sẽ kinh doanh kém như nhau. Xu hướng giảm chung của cả thị trường khi hoảng loạn thì dù công ty đó có ảnh hưởng ít từ dịch thì có thể giá cổ phiếu vẫn giảm mạnh bình thường. Đó cũng chính là cơ hội khi nền kinh tế qua cơn “bạo bệnh”. Dưới đây là đánh giá về các ngành mà chúng tôi nghĩ quý nhà đầu tư nên chú ý trong thời gian tới khi dịch qua đi
Ngành đầu tiên được chúng tôi nhắc đến đó là ngành tài chính (Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm), Không phải tự nhiên mà nó được nhắc tên đầu tiên trong danh sách. Vì theo thống kê khi khủng hoảng hay các biến cố lớn trong lịch sử chứng khoán qua đi thì ngành tài chính là ngành hồi phục sớm nhất và mạnh nhất.
Về ảnh hưởng đối với dịch thì chắc chắn là có ảnh hưởng như đối với Ngân hàng thì tỉ lệ nợ xấu chắc chắn sẽ tăng lên sau dịch, rồi việc phải giãn nợ, giảm lãi vay cho các khách hàng là việc khó tránh khỏi. Nhưng như vậy cũng không thể khiến kết quả kinh doanh các quý tới của các nhà băng âm được nhất là các ngân hàng đầu ngành có nền tảng tài chính tốt như VCB, ACB, MBB, …
Các công ty chứng khoán cũng ảnh hưởng khi thị trường chung đi xuống khiến mảng tự doanh lỗ, nợ xấu tăng lên… nhưng cũng như bank các công ty đầu ngành có nền tảng tài chính tốt, quản lý ký quỹ chặt chẽ sẽ khó mà lỗ được như SSI, HCM
Chưa kể hiện tại định giá phần lớn các công ty đều ở mức tương đối thấp so với lịch sử từ khi lên sàn nên sẽ hút được dòng tiền dài hạn khi thị trường tốt trở lại.
Vì vậy chúng tôi cho rằng các công ty khối tài chính có nền tảng tài chính tốt, mức nợ xấu thấp, định giá thấp chính là key chính mà nhà đầu tư nên chú ý và mua khi thị đỉnh dịch qua đi, nền kinh tế được vận hành trở lại.
Hiện nay dù dịch bệnh chưa qua đi thì chính phủ đã phải tính đến các biện pháp hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế hoạt động trở lại. Thường có 2 chính sách chính vẫn thường được áp dụng đó là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Tuy nhiên nếu lạm dụng chính sách tiền tệ quá sẽ rất dễ gây ra lạm phát nên với tình hình hiện tại thì chúng tôi cho rằng chính sách tài khóa sẽ được nhà nước ưu tiên để thúc đẩy kinh tế.
Với việc cấp bách cần giải ngân số vốn gần 700,000 tỷ đồng trong năm 2020 cho đầu tư công nhất là các dự án trọng điểm thì ngành vật liệu xây dựng sẽ là ngành được hưởng lợi, và khi cơn bão qua đi sẽ là lúc các ngành này hút được sự chú ý từ nhà đầu tư.
Điều cần chú ý khi chọn doanh nghiệp trong ngành là chú ý cơ cấu tài chính, lợi thế đầu vào (Sản lượng, Trữ lượng, giá vốn…). Đây sẽ là key chính giúp quý nhà đầu tư chọn được doanh nghiệp hàng đầu trong ngành
Cũng giống như con người khi dịch bệnh đến ai có sức đề kháng tốt, cách ly đúng quy định sẽ ít có nguy cơ nhiễm bệnh nhất. Doanh nghiệp cũng tương tự vậy khi dịch bệnh qua đi doanh nghiệp nào có cơ cấu tài chính tốt sẽ sớm quay trở lại nhất. Ngoài ra kết quả kinh doanh 2020 của các doanh nghiệp đi ngang hay tăng trưởng lùi là gần như khó tránh khỏi, vì vậy thay vì kỳ vọng vào tăng giá cổ phiếu do tăng trưởng thì quý nhà đầu tư có thể hướng đến sự an toàn khi chọn các doanh nghiệp trả cổ tức cao.
Hiện tại lãi xuất gửi tiết kiệm sẽ có xu hướng giảm để kích thích kinh tế nên việc đầu tư ăn cổ tức được chú ý hơn. Với việc thị giá giảm nhiều thì trên thị trường càng có nhiều mã hấp dẫn xuất hiện để ăn cổ tức như PPC, NNC, MH3, HND, …
Đây là ngành luôn được chú ý khi nền kinh tế đi vào suy giảm hay khủng hoảng, vì gần như nó là nhu cầu cơ bản nhất khó có thể thay thế hay giảm đi nhiều. Một số ngành có thể kể đến như lương thực, điện, nước, y tế. Đơn cử như những ngày qua chúng ta thấy xuất khẩu gạo gia tăng do các nước tích trữ phòng dịch. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào trong ngành cũng tăng mà nhà đầu tư cần phải chọn lọc những doanh nghiệp thực sự tốt trong ngành, vẫn còn dư địa mở rộng, có ưu thế trong cạnh tranh, độc quyền… thậm chí hưởng lợi từ dịch bệnh. Một vài ví dụ quý nhà đầu tư có thể cân nhắc đó là DPM, LTG, TDM, HND, …
Ngoài các ngành được hưởng lợi trên thì còn một số doanh nghiệp đầu ngành tại các ngành khác có cơ cấu tài chính vững mạnh, không quá ảnh hưởng từ dịch quý nhà đầu tư cũng nên chú ý như FPT, ACV, …
Bài viết thể hiện nghiên cứu và quan điểm riêng của nhóm tác giả, 24H Money không chị trách nhiệm về những thiệt hại mà nhà đầu tư gặp phải khi sử dụng những thông tin trên trong hoạt động đầu tư. Để được tư vấn đầu tư, tìm hiểu thêm thông tin từ chuyên gia, vui lòng truy cập tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận