Công ty sở hữu ứng dụng gọi xe nổi tiếng Trung Quốc bị ép hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn New York?
Đây là động thái chưa từng có tiền lệ của Bắc Kinh, nó khiến cho nhiều người lo sợ về ý định siết chặt kiểm soát với các doanh nghiệp công nghệ của chính quyền trung ương.
Các nhà quản lý Trung Quốc đã yêu cầu các nhà điều hành cao cấp của DidiGlobal lên kế hoạch hủy niêm yết cổ phiếu trên các sàn của Mỹ, theo nhiều nguồn tin thân cận từ vụ việc.
Đây là động thái chưa từng có tiền lệ của Bắc Kinh, nó khiến cho nhiều người lo sợ về ý định siết chặt kiểm soát với các doanh nghiệp công nghệ của chính quyền trung ương.
Cơ quan quản lý muốn nhà điều hành của Didi Global không tiếp tục niêm yết cổ phiếu trên sàn New York bởi lo lắng về khả năng rò rỉ thông tin nhạy cảm, người cung cấp tin từ chối cung cấp danh tính bởi tính nhạy cảm của vấn đề. Cơ quan Quản lý mạng Trung Quốc (CAC), cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh dữ liệu tại Trung Quốc, đã yêu cầu Didi lên chi tiết kế hoạch và nộp lên chính phủ xin cấp phép.
Các đề xuất đang được cân nhắc bao gồm việc tư hữu hóa hoặc niêm yết cổ phiếu trên sàn Hồng Kông sau khi hủy niêm yết tại Mỹ. Nếu quá trình tư hữu hóa được thực hiện, đề xuất này sẽ định giá doanh nghiệp thấp nhất ở mức giá 14USD/cổ phiếu chào sàn. Nếu doanh nghiệp niêm yết thứ cấp ở Hồng Kông, giá IPO sẽ ước tính khoảng 8,11USD.
Tuy nhiên hiện vẫn có nhiều đồn đoán về khả năng cơ quan quản lý sẽ rút đi đề nghị này bởi dù là lựa chọn nào trong các lựa chọn trên cũng sẽ gây ra cú sốc quá lớn với hãng gọi xe từng có đợt IPO quy mô rất lớn tại Mỹ này tính từ đợt IPO của Alibaba vào năm 2014. Đại diện của cả Didi và CAC đều từ chối đưa ra bình luận về thông tin này.
Didi Global đã khiến cho Bắc Kinh tức giận khi thực hiện đợt chào bán cổ phiếu tại New York vào mùa hè năm nay bất chấp việc CAC đã yêu cầu công ty phải đảm bảo tính an ninh cho dữ liệu trước đợt IPO đó. Cơ quan quản lý Trung Quốc đã nhanh chóng tiến hành nhiều cuộc điều tra với Didi Global và áp án phạt cao chưa từng có.
Tuy nhiên nhiều ý kiến khác cũng cho rằng việc bị bắt buộc hủy niêm yết thuộc hàng loạt các biện pháp trừng phạt áp dụng với Didi Global. Chính quyền Bắc Kinh đã đề xuất về khoản đầu tư vào Didi Global để giúp nhà nước có quyền kiểm soát với doanh nghiệp này. Khoản đầu tư đó sẽ giúp Didi có thể mua lại được những cổ phiếu đã phát hành trên thị trường Mỹ.
Didi hiện đang được kiểm soát bởi nhóm nhà đồng sáng lập Cheng Wei và chủ tịch Jean Liu, hai người này nắm 58% quyền bỏ phiếu sau khi công ty IPO tại Mỹ. Ngoài ra, SoftBank và Uber Technologies cũng đang là cổ đông nhỏ trong Didi Global.
Ngay cả nếu Didi Global chuyển việc niêm yết cổ phiếu sang sàn Hồng Kông, doanh nghiệp cũng sẽ phải giải quyết vấn đề an ninh dữ liệu vốn cho đến nay đã hứng chịu nhiều chỉ trích của cơ quản quản lý. Công ty sẽ phải từ bỏ quyền kiểm soát dữ liệu và chuyển nó sang một bên thứ ba.
Cơ quan quản lý Trung Quốc đã cân nhắc ép Didi Global hủy niêm yết từ mùa hè năm nay sau khi hãng sở hữu ứng dụng xe lớn nhất thế giới này khiến cho giới chức tức giận bằng việc tiến hành IPO tại Mỹ. Tuy nhiên việc công ty bị ép hủy niêm yết tại Mỹ sẽ có thể khiến cho các doanh nghiệp Trung Quốc khác cũng đang niêm yết sàn Mỹ khác chịu tai tiếng trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh tranh cãi về quyền tiếp cận với sổ sách kế toán doanh nghiệp.
Didi Global, một thời từng được coi như đối thủ của Uber tại Trung Quốc, giờ đây đã trở thành phép thử cho nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc kiềm chế quyền lực của các doanh nghiệp Internet Trung Quốc. Chính quyền của ông Tập Cận Bình, trong nỗ lực chia sẻ tài sản hoặc sự thịnh vượng chung, đã nhắm đến khối tài sản khổng lồ của ngành Internet Trung Quốc đã tạo ra hàng loạt tỷ phú mới, làm giàu cho nhà đầu tư nội địa và nước ngoài.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận