Cổ phiếu nào có triển vọng vươn đến top 30 doanh nghiệp toàn cầu?
Tiêu điểm: Ước tính lợi nhuận ròng của HPG sẽ tăng hơn gấp đôi so với quý 2/2023, đạt khoảng 3,1 nghìn tỷ đồng, lí do chính đến từ sản lượng tiêu thụ thép đã tăng mạnh 40% so với cùng kỳ.
Vùng giá khuyến nghị mua: 28
Vùng giá mục tiêu: 36
Dừng lỗ khi thủng mốc 27.5
Dung Quất 2 giúp đưa HPG vào top 30 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới và cải thiện biên lợi nhuận
Khu liên hợp sản xuất thép DQ2 đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy sản lượng thép (HRC) trong giai đoạn 2025-2027 tăng trưởng, bổ sung thêm 2,8 triệu tấn vào năm 2025 trên tổng công suất Dung Quất 1 hiện tại là 6 triệu tấn, bao gồm cả HRC và thép xây dựng. Bên cạnh đó, lợi thế về quy mô sẽ giúp giảm chi phí đầu vào bao gồm than cốc và nhân công.
Xuất khẩu sẽ được thúc đẩy nhờ nhu cầu toàn cầu ổn định và mở rộng sản xuất
Mức tiêu thụ thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,4% trong năm 2024, với sự phục hồi của sản xuất công nghiệp và đầu tư hạ tầng, sẽ tiếp tục hỗ trợ tiêu thụ. Nhu cầu từ các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2025 và 2026.
Nhu cầu nội địa sẽ phục hồi nhờ thị trường bất động sản ấm lên
Tương lai thị trường bất động sản sẽ ấm lên, đặc biệt là vào năm 2025 nhờ môi trường lãi suất cho vay thuận lợi hơn, kích thích nhu cầu nhà ở và việc thực thi Luật Đất đai, giải quyết nguồn cung cho thị trường.
Giá đầu vào giảm sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận
Giá than cốc dự kiến sẽ giảm do khối lượng xuất khẩu tăng lên khi các mỏ ở New South Wales và Queensland đẩy mạnh sản xuất. Vì thế kỳ vọng biên lợi gộp sẽ tăng từ 11% trong năm 2023 lên 19% trong năm 2024.
Các quy định mới nếu có của Chính phủ sẽ thúc đẩy ngành thép trong nước
Một yếu tố tích cực là Chính phủ đang có một loạt động thái trước tình trạng gia tăng xuất khẩu thép từ Trung Quốc sang Việt Nam gần đây. Bộ Công Thương đã chấp nhận điều tra về thép mạ kẽm để quyết định có áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số loại thép mạ kẽm của Trung Quốc và Hàn Quốc hay không.
Trong báo cáo số liệu kinh tế Việt Nam nửa đầu 2024 có thông tin như trên. AC có thể thấy giá Thép thanh, thép góc đã tăng 34.5%. Đầu vào của nền kinh tế như thép, xăng dầu, phí dịch vụ vận tải biển, hàng không, thức ăn chăn nuôi... tăng cộng với lượng cung tiền chiếm rất lớn so với GDP (mặc dù lượng tiền này có thể đi vào bất động sản hoặc chứng khoán, không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI của Tổng cục Thống kê).
Những mặt hàng này nếu tăng nóng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến Lạm phát bởi vì sẽ làm tăng chi phí xây dựng nhà cửa, công trình. Tuy nhiên đối với một nền kinh tế đang trong cơn suy thoái thì việc giá các nguyên liệu đầu vào tăng như thế được xem là tín hiệu tốt, cho thấy sự hồi phục trong sản xuất và xây dựng.
Chứng khoán thuộc lĩnh vực đầu tư khó, đòi hỏi công sức nghiên cứu và sự cố gắng rất lớn. Chúc cả nhà một hành trình đầu tư thành công và mau chóng vượt qua giai đoạn điều chỉnh khó khăn này. Cùng tham gia nhóm chia sẻ kiến thức đầu tư theo thông tin phía dưới nhé.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận