Cổ phần hóa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VR) sẽ ra sao?
VR với công ty mẹ là công ty TNHH 100% vốn nhà nước, có vốn điều lệ là 3.250 tỷ đồng. VR có 25 công ty con (đều là công ty cổ phần), 12 công ty liên kết. Lao động công ty mẹ trên 7 nghìn người. Công bố thông tin báo cáo tài chính cho đến bây giờ vẫn mới có đến năm 2017. Tuy vậy, chắc cũng không có nhiều biến động trong 2 năm 2018 và 2019.
Doanh thu 2017 hợp nhất của VR đạt hơn 7.700 tỷ đồng (riêng công ty mẹ 2.500 tỷ đồng), trong đó doanh thu vận tải chỉ chiếm 50%. Các doanh thu còn lại là ngoài vận tải, dịch vụ công nghiệp, sửa chữa thường xuyên và các doanh thu khác. Lợi nhuận sau thuế cũng chỉ khoảng 100 tỷ đồng.
Với vốn điều lệ khá lớn thì doanh thu và lợi nhuận là khá thấp. Ngoài ra, VR có nguồn kinh phí lên đến trên 12 nghìn tỷ đồng (không hiểu sao không tính vào vốn góp CSH). Với vốn CSH gồm nguồn kinh phí này nên nợ phải trả của VR cũng chỉ hơn 4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính chỉ khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng, lãi vay một năm chưa tới 70 tỷ đồng.
Tài sản của VR chủ yếu là tài sản cố định và xây dựng cơ bản dở dang ~16 nghìn tỷ đồng. Khấu hao một năm xấp xỉ 500 tỷ đồng. Với cơ cấu vốn, tài sản, doanh thu, lợi nhuận hàng năm như vậy và thực tế cạnh tranh vận tải ngày càng khó, thì hoạt động của VR gần như là đang bao cấp. Đầu tư phát triển phải trông chờ vốn nhà nước. Giờ CPH công ty mẹ mà vốn lớn, đường sắt lạc hậu, không hiệu quả thì thật khó.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận