menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Cao Vân

Có nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng khi tái mở cửa nền kinh tế?

Từng là dải sao sáng trên bảng điện tử với gam màu xanh tím là chủ đạo. Giờ đây, khi thắt chặt giãn cách xã hội, màu mà cổ phiếu “bank” (ngân hàng) khoác lên mình giờ chỉ còn lại gam màu đỏ ảm đạm khiến nhà đầu tư không khỏi buồn lòng.

Đứng trước bức tranh ảm đạm của cổ phiếu ngân hàng ở hiện tại, giới đầu tư tự hỏi liệu rằng có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành này khi những lo ngại tình hình dịch bệnh, lãi suất và nợ xấu có thể sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối năm của các ngân hàng.

Theo ông Trần Trương Mạnh Hiếu, Trưởng phòng phân tích CTCK KIS Việt Nam: “Khi hết giãn cách xã hội thì đó mới là lúc mà cổ phiếu nhóm ngân hàng mới thật sự có triển vọng nhất vì ngành tài chính thường khá là nhạy cảm với tình hình kinh tế vĩ mô. Do đó, tình hình kinh tế vĩ mô chỉ cần diễn biến xấu thì nhóm cổ phiếu ngành tài chính nói chung và nhóm ngân hàng nói riêng sẽ phản ứng mạnh hơn và điều chỉnh nhiều. Khi mà nền kinh tế sau khi được nới giãn cách thì những doanh nghiệp sẽ hoạt động trở lại sẽ giúp nền kinh tế triển vọng tốt hơn dẫn đến cổ phiếu ngành ngân hàng có triển vọng tốt hơn và kỳ vọng về lợi nhuận cũng như là tình hình kinh doanh của ngân hàng sẽ được cải thiện rất nhiều khi được nới lỏng giãn cách xã hội.”

Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Vĩ mô và Chiến lược Thị trường của CTCK KB Việt Nam (KBSV) thì cho rằng, để đánh giá nhóm cổ phiếu ngân hàng chúng ta cần phải phân tích trong bối cảnh dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Nếu xét trong bối cảnh dài hạn thì với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ở mức 6-7% và tăng trưởng tín dụng trong nhiều năm trở lại đây và kỳ vọng trong những năm tới liên tiếp trên 10%, như vậynhóm ngành ngân hàng vẫn là ngành được hưởng lợi nhiều nhất. Kỳ vọng mức định giá của nhóm ngành ngân hàng ở thời điểm hiện tại theo P/B mặc dù là cao hơn so với khu vực nhưng trong bối cảnh kỳ vọng tăng trưởng cao như vậy thì trong dài hạn nhóm ngành ngân hàng vẫn được đánh giá là đang ở mức tương đối hấp dẫn và có thể đầu tư trong mục tiêu dài hạn.

Còn khi xét đến yếu tố ngắn và trung hạn thì bức tranh có thể sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Bởi vì đại dịch Covid-19 trong tháng 7 và tháng 8, nhìn xa hơn là tính từ đầu năm 2021 cho đến nay và thậm chí trong quý 4 vẫn còn diễn biến phức tạp khó lường và chất lượng tài sản của các ngân hàng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng đã ban hành Thông tư 11 với nhiều quy định chặt chẽ hơn và minh bạch hơn về số liệu công bố nợ xấu của ngân hàng. Do đó, có thể lường trước được số liệu nợ xấu của ngân hàng trong quý 3-4/2021 ít nhiều sẽ có sự tăng đột biến so với 2 quý đầu năm.

Khi áp lực trích lập dự phòng tăng cao thì những số liệu về tăng trưởng trong 2 quý đầu năm sẽ không còn được duy trì trong 2 quý cuối năm 2021. Vì thế, bức tranh trong ngắn hạn và trung hạn của ngành ngân hàng tương đối bất lợi.

“Nhà đầu tư cần có quan điểm thận trọng hơn mặc dù đây vẫn là ngành có thể đầu tư được. Theo đó, nên tập trung vào những cổ phiếu trong ngành mà có số liệu báo cáo mới đây cho thấy chất lượng tài sản được duy trì tương đối tốt, tỷ lệ nợ xấu thấp, tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao và có tệp khách hàng tương đối ổn định và đảm bảo không bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi tình hình dịch Covid-19”, ông Đức Anh nói thêm.

Theo Báo cáo của VNDirect công bố ngày 10/09/2021, giá cổ phiếu các ngân hàng hiện đã điều chỉnh 15% so với mức đỉnh giai đoạn tháng 6/2021, và phần nào đã phản ánh tác động tiêu cực của đợt bùng phát hiện nay.

Có nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng khi tái mở cửa nền kinh tế?

Bên cạnh đó, VNDirect cũng hạ dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành cho năm 2021 xuống 10-12% từ mức 13% trước đó do đánh giá cầu tín dụng chưa phục hồi bởi ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh hiện nay. Vì thế, các nhà đầu tư đều hình dung được bức tranh lợi nhuận nửa cuối năm 2021 sẽ chịu tác động lớn từ đợt bùng phát hiện tại.

Rủi ro của ngành là việc áp dụng giãn cách xã hội do dịch Covid-19 lâu hơn dự kiến; hoặc một biến thể khác của chủng virus phát sinh có thể cản trở hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Điều này có thể khiến các ngân hàng ghi nhận trích lập dự phòng cao hơn và cầu tín dụng yếu hơn so với dự báo trong giai đoạn nửa sau 2021 và 2022. Một rủi ro khác là NIM giảm nhiều hơn dự báo do nhu cầu tín dụng bị suy yếu. Tiềm năng tăng giá bao gồm tăng trưởng tín dụng tốt hơn kỳ vọng.

Dù vậy, VNDirect vẫn đánh giá cổ phiếu ngân hàng sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi cân nhắc giữa rủi ro và hiệu quả đầu tư và cho rằng thị trường chủ yếu sẽ nhìn vào triển vọng lợi nhuận ngân hàng trong năm 2022.

Những khoảng trống tăng trưởng sẽ được bù đắp trong các quý tiếp theo khi các hoạt động sản xuất kinh doanh vận hành bình thường trở lại. Và ngành Ngân hàng là lựa chọn đầu tư tiêu biểu trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Thêm vào đó, thanh khoản thị trường chứng khoán tăng ổn định từ đầu năm đến nay sẽ là yếu tố hỗ trợ với nhóm ngân hàng. Chiếm một phần tư giá trị vốn hóa thị trường, rõ ràng, ngành ngân hàng là một trong những ngành thu hút dòng vốn từ sự tham gia ngày càng tăng của nhà đầu tư cá nhân.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Yêu thích
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại