Có nên cắt lỗ chứng khoán? Các phương pháp cắt lỗ hiệu quả và phổ biến
Cắt lỗ trong chứng khoán là một việc mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều không mong muốn phải thực hiện. Tuy nhiên, trong những trường hợp bắt buộc, nếu nhà đầu tư không cắt lỗ kịp thời và dứt khoát thì rất có thể mọi thành quả của bạn trong đầu tư sẽ tan biến.
Chính vì vậy, việc thấu hiểu nguyên nhân cần thực hiện cắt lỗ chứng khoán cũng như phương pháp cắt lỗ sao cho hợp lý là rất quan trọng và cần thiết đối với nhà đầu tư. Điều này có liên quan đến yếu tố cảm xúc, và một nhà đầu tư có kỷ luật đối với cảm xúc của mình sẽ dễ dàng đạt được thành công. Việc bị cảm xúc chi phối dẫn đến chậm trễ trong việc cắt lỗ đúng thời điểm được cho là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thua lỗ của các nhà đầu tư. Vậy ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mọi thứ về nguyên tắc cắt lỗ chứng khoán để có những quyết định đúng đắn hơn khi giao dịch nhé!
CẮT LỖ TRONG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?
Cắt lỗ hay còn được gọi là “cutloss” là việc nhà đầu tư chủ động đóng vị thế đồng thời chấp nhận mất một khoản lỗ khi mà cổ phiếu nắm giữ có sự biến động không như mong muốn và tính toán trước đó.
Có nhiều trường hợp mà cổ phiếu sau khi nhà đầu tư mua vào lại có xu hướng biến động khác với dự kiến của nhà đầu tư hoặc được mua vào thời điểm không phù hợp khiến hiệu quả đầu tư có thể không được như mong muốn thậm chí có thể thua lỗ lớn. Khi đó, việc cắt lỗ sẽ giúp các nhà đầu tư bảo vệ được nguồn vốn của mình cũng như kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra.
Không chỉ đóng vai trò là lá chắn bảo vệ cho tài sản đầu tư, khi nhà đầu tư tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ cũng đồng thời giúp họ cải thiện được thành tích trong đầu tư của mình.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN NHÀ ĐẦU TƯ PHẢI CẮT LỖ CHỨNG KHOÁN
Về nguyên nhân khiến nhà đầu tư phải cắt lỗ thì có rất nhiều, có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản nhất như: mua bán cổ phiếu theo số đông, mua bán cổ phiếu chỉ dựa vào các chỉ báo kỹ thuật, sử dụng Margin quá nhiều,...
Suy cho cùng, mọi nguyên nhân khiến nhà đầu tư phải cắt lỗ đều là từ việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư.
Nếu như nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu đến từ một công ty có hoạt động kinh doanh lành mạnh, có thương hiệu, làm ăn minh bạch, đồng thời có kết quả kinh doanh tốt chính là đang mua gói bảo hiểm cho chính nguồn vốn đầu tư của mình. Và đó cũng chính là nguyên tắc quan trọng khi đầu tư: Phải làm tốt nhất việc lựa chọn cổ phiếu để giao dịch.
CÓ NÊN CẮT LỖ CHỨNG KHOÁN KHÔNG?
Rất nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ trên thị trường chỉ vì không cắt lỗ kịp thời. Đa phần mọi người nghĩ rằng chỉ cần yếu tố thông minh và kiến thức đầy đủ thì hoàn toàn có thể chiến thắc thị trường. Tuy nhiên, chỉ thông minh và có kiến thức thôi là chưa đủ với mội thị trường cạnh tranh khốc liệt như thị trường đầu tư chứng khoán. Ở đây đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự kỷ luật đối với mỗi quyết định giao dịch của mình thì mới có cơ hội chiến thắng thị trường cũng như tránh được rủi ro lớn.
Nhiều nhà đầu tư thường mắc sai lầm khi cổ phiếu nắm giữ có dấu hiệu giảm giá, thay vì phân tích kỹ càng và lên kế hoạch cho việc bảo vệ nguồn vốn trước khi thiệt hại lớn xảy ra thì họ lại xem nhẹ và lờ đi vì thấy mức phần trăm lỗ quá ít ỏi. Điều này dẫn đến nguy cơ mất trắng của nhà đầu tư chỉ vì không kịp thời cắt lỗ.
Một khi đã rơi vào tình trạng phải cắt lỗ chứng khoán, việc thực hiện bán càng sớm bao nhiêu thì nguồn vốn đầu tư của bạn sẽ được bảo vệ an toàn bấy nhiêu. Nếu bạn kỷ luật được cảm xúc của mình và cắt lỗ kịp thời, cơ hội để bạn kiếm lại số tiền đã mất đi sẽ khả thi hơn việc bạn chờ đợi sự hồi phục của giá cổ phiếu rồi mới bán nó.
KHI NÀO NÊN CẮT LỖ CHỨNG KHOÁN?
Ông Philip Fisher - một nhà đầu tư nổi tiếng nhận định rằng thời điểm thích hợp để bán ra một mã cổ phiếu chính là khi nhà đầu tư nhận ra rằng những đánh giá trước đây của họ về doanh nghiệp đó là sai lầm, hoặc khi nhà đầu tư tìm được một mã cổ phiếu tiềm năng hơn, hoặc khi có dấu hiệu đi xuống ở các yếu tố tăng trưởng của doanh nghiệp.
CÁCH XÁC ĐỊNH ĐIỂM CẮT LỖ CHỨNG KHOÁN HIỆU QUẢ
Phương pháp phổ biến nhất được dùng để xác định điểm cắt lỗ đó chính là sử dụng đường trung bình động MA. Các đường MA chính được sử dụng với phương pháp này đó là: MA5, MA9, MA20, MA50, MA100 và MA200. Dựa vào các đường MA, nhà đầu tư có thể xác định được giá cổ phiếu đã chạm ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ chưa.
Nhà đầu tư nên lưu ý sử dụng các đường trung bình động phù hợp với phạm vi của giá mục tiêu. Nên lựa chọn đường trung bình động lớn với những mục tiêu dài hạn để giảm thiểu được lượng tín hiệu phát ra.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT LỖ CHỨNG KHOÁN PHỔ BIẾN NHẤT
Nhà đầu tư có thể chọn lựa 1 trong 2 phương pháp cắt lỗ dưới đây hoặc kết hợp cả 2 phương pháp, tùy thuộc vào trường hợp giao dịch của mình.
PHƯƠNG PHÁP CẮT LỖ THEO %
Đây là phương pháp cắt lỗ đơn giản và thông dụng nhất, với nguyên tắc là bán ra khi cổ phiếu đã giảm xuống một mức phần trăm nào đó (được đặt ra trước đó) so với mức giá mua vào. Mức phần trăm này sẽ tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư và mức độ biến động của mỗi loại cổ phiếu. Thông thường mức phần trăm này được các nhà đầu tư giới hạn ở mức 7-8%.
Phương pháp này có ưu điểm là tính linh hoạt và thực hiện được dễ dàng, đặc biệt là khi tính toán mức lỗ cũng như quản trị khoản lỗ. Bên cạnh đó, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tùy chỉnh mức phần trăm tùy theo đặc tính mỗi cổ phiếu và khẩu vị rủi ro của mình.
Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào thời điểm vào lệnh mà mức stoploss sẽ có tính trọng yếu thấp, nghĩa là mức giá cổ phiếu có tính trọng yếu cao hơn khi nằm gần với các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, trendline, Fibonacci,...
PHƯƠNG PHÁP CẮT LỖ KHI THỦNG CÁC VÙNG HỖ TRỢ TRỌNG YẾU
Những vùng hỗ trợ trọng yếu trong chứng khoán bao gồm các vùng đỉnh hoặc đáy trong quá khứ, các mốc Fibonacci, trendline, các đường trung bình động,...tóm lại là các mức giá mà có lực cầu mạnh.
Khi giá thủng những vùng hỗ trợ đó và đặc biệt lại kèm theo khối lượng giao dịch lớn thì rất dễ xảy ra sự thay đổi xu hướng cổ phiếu, khi đó nhà đầu tư cần nhanh chóng đóng vị thế đồng thời thoát hàng kịp thời. Nhà đầu tư nên đặt lệnh dừng lỗ ở ngay bên dưới của vùng hỗ trợ trọng yếu.
Đối với phương pháp cắt lỗ này, nhà đầu tư phải biết cách xác định vùng hỗ trợ trọng yếu. Và nếu xảy ra trường hợp điểm vào lệnh của nhà đầu tư cách xa so với vùng hỗ trợ trọng yếu thì họ sẽ phải chịu một khoản lỗ lớn.
NGUYÊN TẮC CẮT LỖ TRONG CHỨNG KHOÁN
Mỗi nhà đầu tư cần xây dựng cho mình nguyên tắc cắt lỗ riêng tùy theo khẩu vị rủi ro cũng như khả năng chịu đựng bền bỉ với thị trường. Dưới đây là bộ nguyên tắc cơ bản để nhà đầu tư có thể tham khảo từ đó có được bộ nguyên tắc riêng phù hợp nhất:
LÊN KẾ HOẠCH SẴN SÀNG CHO CÁC GIAO DỊCH
Cần xác định rõ ràng từ đầu về quan điểm đầu tư và lên kế hoạch sẵn sàng cho các giao dịch.
Đối với nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản: Khi những nhận định đầu tư ban đầu không còn đúng đắn, hay doanh nghiệp đột nhiên thay đổi nền tảng kinh doanh cốt lõi, nhà đầu tư nên mạnh dạn cắt lỗ. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không hề công bố sự thay đổi của mình ra bên ngoài, hoặc các nhà đầu tư khó có thể nhận ra sự thay đổi của doanh nghiệp nếu không phải thành viên nội bộ công ty. Giải pháp cho điều này là bạn nên đặt ra mức phần trăm lỗ tối đa để khi mức lỗ chạm ngưỡng đó, bạn sẽ giảm tỷ trọng danh mục đồng thời xem xét lại nhận định ban đầu của mình.
Đối với nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật
Bạn cần giới hạn một mức phần trăm cho điểm dừng lỗ tối đa, ví dụ như 10% là mức lỗ tối đa cho mỗi giao dịch. Ngoài ra, bạn có thể chia ra thành các lần cắt lỗ theo từng mức phần trăm lỗ, ví dụ như lỗ 7% thì bán 50% cổ phiếu và khi đạt mức tối đa là 10% thì bán nốt 50% cổ phiếu còn lại. Việc này sẽ giúp nhà đầu tư có thể tránh được tâm lý tiếc nuối nếu như thị trường chỉ điều chỉnh tạm thời bởi bạn mới chỉ bán đi 50%, vẫn còn 50% còn lại. Đồng thời nó còn có ý nghĩa giúp bảo toàn cho tài khoản của nhà đầu tư nếu như đó là một giao dịch thất bại, khi đó bạn chỉ lỗ với một mức phần trăm trung bình không quá lớn.
Nhà đầu tư cần cắt lỗ sớm nếu như phát hiện ra mình mua cổ phiếu với tín hiệu eakout giả, hoặc theo tin tức sai,...Kể cả khi bạn đã lãi một chút hoặc lỗ chỉ khoảng 3-5% thì vẫn nên dứt khoát thoát khỏi vị thế đó vì quan điểm đã sai từ ban đầu. Và đừng để phải thua lỗ trong dài hạn chỉ vì vài đồng lãi trước mắt.
TỈNH TÁO VÀ NHANH CHÓNG THOÁT VỊ THẾ NẾU NHẬN ĐỊNH SAI TỪ ĐẦU
Bởi một công ty nếu như tốt thực sự thì rất khó có thể giảm giá quá 15% trong điều kiện điều chỉnh nhẹ hoặc thị trường tích lũy. Giải pháp lúc này dành cho các nhà đầu tư đó chính là:
Review lại những nhận định đầu tư ban đầu xem liệu chúng có sai trước khi thực hiện giao dịch hay không.
Xem xét lại liệu bạn có đang quá chủ quan và đánh giá quá cao về tiềm năng tăng trưởng của công ty trong thời gian tới.
Quan sát toàn cảnh nền kinh tế cũng như ngành nghề có sự biến động nào lớn không để ra quyết định cắt lỗ chứng khoán sớm để không khiến khoản lỗ tiếp tục gia tăng.
LUÔN ĐÁNH GIÁ LẠI KẾT QUẢ CẮT LỖ CŨNG NHƯ CHỐT LỜI ĐỂ TRÁNH GẶP LẠI SAI LẦM
Nếu có tính cố chấp hay bảo thủ với những nhận định của bản thân, các nhà đầu tư nên học cách chấp nhận sai lầm của mình để có thể sửa sai nhanh chóng. Đó là cách để các nhà đầu tư thích nghi đồng thời rèn luyện cho bản thân tính kỷ luật trong giao dịch.
CÁCH ĐẶT LỆNH CẮT LỖ TRONG CHỨNG KHOÁN
Dưới đây là các bước thực hiện lệnh cắt lỗ:
- Bước 1: Trên giao diện đặt lệnh, bạn nhấn vào nút “Lệnh cắt lỗ”.
- Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin của lệnh vào form đặt lệnh.
Các thông tin của lệnh sẽ gồm có: Mã chứng khoán, khối lượng, giá đặt lệnh.
Nhập tại trường giá trị “Chênh lệch so với giá bình quân” - khoảng giá trị chênh lệch so với mức giá bình quân mua.
Một thông số khác là “Giá trị chênh lệch” - là khoảng chênh lệch giá cho giá đặt khi lệnh gửi vào hệ thống để tăng khả năng lệnh được khớp (Thông số này không bắt buộc).
Trường hợp có giá trị chênh lệch: hệ thống sẽ gửi lệnh cắt lỗ với mức giá đặt lệnh = Giá kích hoạt - Giá trị chênh lệch.
Trường hợp không có giá trị chênh lệch: hệ thống sẽ gửi lệnh cắt lỗ với mức giá đặt lệnh = Giá kích hoạt.
- Bước 3: Nhấn chọn “Đặt lệnh” để hoàn tất lệnh cắt lỗ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận