Có IQ cao chưa chắc đã thành công, làm cách nào để bồi dưỡng trí tuệ?
Không có bất cứ điều gì cho thấy Ritty là một đứa trẻ bất thường: có vô số những đứa trẻ khác cùng thế hệ với cậu cũng sở hữu một bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học, chơi đùa với các mạch điện và tìm hiểu về thế giới tự nhiên qua kính lúp.
Cậu tự đánh giả mình là một đứa trẻ “ngoan ngoãn” ở trường, nhưng không có chút năng khiếu nào: cậu gặp nhiều khó khăn trong môn văn, mỹ thuật và ngoại ngữ. Có lẽ bởi sự thiếu sót trong những kỹ năng giao tiếp mà cậu đạt được 125 điểm trong bài kiểm tra IQ tại trường, một số điểm cao hơn trung bình nhưng còn thua xa các "thần đồng” tại California. Lewis Terman sẽ không thèm đếm xia gì tới cậu nếu so sánh với mức điểm 192 đáng kinh ngạc của Beatrice Carter.
Tuy nhiên Ritty vẫn chăm chỉ học tập. Cậu đọc ngấu nghiến cuốn bách khoa toàn thư có trong nhà. Ở độ tuổi thiếu niên, cậu đã tự học được rất nhiều kiến thức toán học đại cương – cậu giữ một cuốn sổ trong đó ghi chép các phương trình lượng giác, giải tích và hình học giải tích, và thường tự tạo ra các bài tập để vận động trí óc.
Khi nhập học tại trường Trung học Far Rockaway, cầu tham gia một câu lạc bộ vật lý và ghi danh vào Đội tuyển Đại số Liên trường. Sau đó, cậu đạt giải nhất trong cuộc thi toán học thường niên do Đại học New York tổ chức.
Cậu bắt đầu theo học tại MIT - và phần còn lại của câu chuyện thì ai cũng biết.
Họ tên đầy đủ của Ritty là Richard Feynman, một trong những nhà vật lý học có sức ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20. Những phương pháp mới được ông áp dụng trong ngành điện động lực học lượng tử đã cách mạng hóa nghiên cứu về các hạt hạ nguyên tử – và đây là công trình đã mang về cho ông giải Nobel năm 1965 cùng Sin-itiro Tomonaga và Julian Schwinger. Đây là một vinh dự mà không một thần đồng nào trong nhóm của Terman đạt được.
Năm 1921, Lewis Terman đưa ra một chương trình dài hạn đại diện cho các nghiên cứu tâm lý học về năng khiếu con người. Có 1.528 trẻ em thuộc bang California có chỉ số IQ trên 140 được tham gia kiểm tra về mặt y tế, nhân chủng học và tâm lý. Và cột mốc 140 điểm IQ được xem là thiên tài, chiếm tỷ lệ 2.5% dân số.
GPT-4 được đánh giá có IQ 155, Einstein 160.
Cách đây nhiều năm Đào mỗ cũng làm bài Test và IQ tầm 135. Nghĩa là còn hơn Richard Feynman. Tất cả các Termite (danh xưng cho những người thuộc nhóm Terman có IQ trên 140) hầu như đều là người thành đạt nhưng không ai có được sự nghiệp vẻ vang như Richard Feynman.
Câu chuyện về những “thần đồng” của Lewis Terman đã cho chúng ta thấy những người có chỉ số thông minh tổng quát cao đã thất bại trong việc phát triển tiềm năng ban đầu của họ. Cho đến tận khi đã cao tuổi, rất nhiều người trong nhóm Termites vẫn luôn mang trong lòng cảm giác thất vọng rằng họ đã có thể làm được nhiều hơn với tài năng của mình, dù cho họ đã có khởi đầu đầy hứa hẹn.
Trái lại, Feynman khởi đầu với “trí thông minh có hạn”, tuy nhiên ông đã vận dụng năng lực của mình theo cách hiệu quả nhất có thể, không ngừng phát triển và mở mang tâm trí ngay cả khi đã trưởng thành.
Như vậy IQ cao không phải là chỉ dấu của thành công vượt bực.
Trong cuốn "Cái bẫy của trí thông minh", David Robson có viết về một cơ sở học tập thú vị. Ngôi trường này mang tên Học viện Đức hạnh Trí tuệ intellectual Virtues Academy - IVA), được sáng lập bởi giáo sư im lý học Jason Baehr ở Đại học Loyola Marymount, Los Angeles.
Công trình nghiên cứu của Baehr tập trung vào “tri thức luận về đức hạnh” – trong đó đánh giá tầm quan trọng về mặt triết lý của các tố chất như sự khiêm tốn trí tuệ, tính ham học hỏi và cởi mở, lý do chính đáng – và mới đây ông đã cộng tác với một số nhà tâm lý học đang nghiên cứu về sự khiêm tốn trí tuệ.
Trên mỗi bức tường của các lớp học đều viết “9 đức tính trọng yếu” cùng khẩu hiệu đi kèm, mà IVA cho là vô cùng thiết yếu đối với năng lực tư duy và học tập tốt. Chúng được chia thành ba nhóm nội dung như sau:
# Khởi đầu:
- Tính ham học hỏi: thiên hướng biết băn khoăn, suy ngẫm và đặt câu hỏi tại sao. Luôn thèm khát tri thức và có ham muốn được khám phá.
- Sự khiêm tốn trí tuệ: sẵn lòng thừa nhận những thiếu sót và giới hạn trong tư duy của bản thân, không màng đến danh vọng và địa vị trí tuệ.
- Sự tự chủ trí tuệ: khả năng tư duy chủ động, có định hướng. Có đủ năng lực để tự suy nghĩ và lập luận.
# Thực hành tốt:
- Sự chú tâm: Luôn "để tâm trí vào hiện tại" trong quá trình học tập.
Tránh để bản thân bị xao nhãng. Luôn cố gắng thực hành chánh niệm và thể hiện sự hào hứng.
-Sự cẩn trọng trí tuệ: Thiên hướng nhận biết và tránh mắc phải những cạm bẫy và sai lầm trí tuệ. Luôn cố gắng chính xác nhất có thể.
- Sự chu toàn trí tuệ: Thiên hướng biết tìm kiếm và đưa ra lý giải. Không vội thỏa mãn với vẻ bề ngoài hoặc những câu trả lời dễ dàng. Chất vấn để tìm ra những tầng ý nghĩa và kiến thức sâu sắc hơn.
# Đương đầu với thử thách:
- Tư duy cởi mở: Có khả năng tư duy sáng tạo. Lắng nghe và cân nhắc những quan điểm trái chiều một cách công tâm.
- Sự dũng cảm trí tuệ: Kiên định trong tư duy hoặc trong giao tiếp ngay cả khi phải đối mặt với nỗi sợ hãi, bao gồm nỗi sợ hãi bị mất danh dự hoặc thất bại.
- Sự kiên cường trí tuệ: Sẵn sàng đương đầu với những thử thách và khó khăn trí tuệ. Luôn “hướng về mục tiêu" và không bỏ cuộc.
Chúc các bạn trau dồi trí tuệ của mình để đạt được những thành công trong cuộc sống dù chỉ với một IQ khiêm tốn!
Update: Câu chuyện về Feynman và trường IVA được tôi trích từ từ cuốn sách "Cái bẫy của trí thông minh" bằng cách yêu cầu Google Bard sử dụng OCR. Nghĩa là bài viết được AI-Augmented!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận