menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Sơn Lương

Cơ hội nào cho Việt Nam từ chuỗi cung ứng chip tỷ USD?

Mỹ và các đồng minh, đối tác đã và đang đầu tư hàng trăm tỷ USD nhằm tái cấu trúc chuỗi cung ứng chip.

Mỹ và các đồng minh, đối tác đã và đang đầu tư hàng trăm tỷ USD nhằm tái cấu trúc chuỗi cung ứng chip.

Intel đang xem xét tăng đáng kể khoản đầu tư 1,5 tỷ USD hiện tại vào Việt Nam nhằm củng cố vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn.

Từ nhiều năm nay, Mỹ đã đẩy mạnh nỗ lực tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt đối với ngành bán dẫn, để gây sức ép với Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh giữa hai bên.

Dịch chuyển sản xuất

Ông Jimmy Goodrich, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn của Mỹ (SIA) dùng thuật ngữ “friend-shoring” để mô tả quá trình dịch chuyển sản xuất chip đến những quốc gia nằm trong kế hoạch nâng cấp quan hệ kinh tế, thương mại với Mỹ.

Nhiều thập kỷ gần đây, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan luôn dẫn đầu thế giới về công nghệ lõi thiết kế, chế tạo và sản xuất chip nhớ, nhưng khả năng bứt tốc của Trung Quốc và sự thay đổi chính sách công nghệ của nước này khiến phương Tây tìm lối đi riêng.

Thị phần của Mỹ trên thị trường sản xuất chip toàn cầu đã giảm từ 37% vào năm 1990 xuống còn 12%. Tình trạng thiếu hụt chip, kết hợp chuỗi cung ứng đứt gãy có nguy cơ đe dọa sự phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến của Mỹ.

Từ đổ vỡ quan hệ Trung- Mỹ, rủi ro ngày càng tăng trong chuỗi cung ứng, cộng với biến đổi “địa chính trị”, chi phí lao động tăng, ngành chip có xu hướng dịch chuyển khỏi Trung Quốc về nơi nó từng sinh ra và phân bổ cho một số nền kinh tế mới nổi ở châu Á.

Intel đầu tư 20 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất chip tại bang Ohio và mở rộng năng lực ở Đông Nam Á. Tương tự, Samsung sẽ xây dựng siêu trung tâm bán dẫn trị giá 230 tỷ USD tại Seoul; đồng thời phân bổ thêm nguồn lực cho các chi nhánh lớn của tập đoàn này ở Đông Nam Á.

Trong khi đó, ASML- công ty Hà Lan sản xuất thiết bị ngành công nghiệp chất bán dẫn duy nhất hiện nay cho biết, nhân viên của chi nhánh Công ty tại Mỹ bị cấm cung cấp dịch vụ và sản phẩm liên quan tới chất bán dẫn cho khách hàng Trung Quốc.
Trong thập niên 80, Nhật Bản quản lý 50% thị phần chip toàn cầu, nhưng đến nay chỉ còn lại 9%, buộc chính phủ ông Fumio Kishida hoạch định lộ trình mới. Quốc gia Đông Á này có kế hoạch đầu tư khoảng 7 tỷ USD cho sản xuất chip vào năm 2024, tăng hơn 82% so với năm 2023, suất đầu tư lớn nhất trên thế giới.

Nhìn chung, ngành chip đang phân cực thoát khỏi “công xưởng thế giới” ở Trung Quốc. Do vậy, cơ hội sẽ đến với các quốc gia sở hữu lợi thế về lao động, hạ tầng, chính sách.

Cơ hội cho Việt Nam

Việt Nam đang nổi lên là cơ sở sản xuất thay thế Trung Quốc đối với ngành công nghiệp chất bán dẫn toàn cầu. Việt Nam đã và đang có chiến lược đầu tư bài bản để thiết lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm thu hút các nhà sản xuất chip lớn.

Với những thay đổi ban đầu, Việt Nam nhanh chóng tăng khối lượng thương mại trong lĩnh vực chip sang thị trường Mỹ; nhà sản xuất phần mềm chip Synopsys đang chuyển đầu tư và đào tạo kỹ sư sang Việt Nam; Intel, Samsung, Apple đã có kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động,… Tất cả các tín hiệu này cho thấy vai trò ngày càng tăng của Việt Nam.

Thứ nhất, công nghiệp bán dẫn là cuộc chơi chỉ giành cho giới “nhà giàu”, mỗi nhà máy trị giá 15 - 20 tỷ USD. Sự có mặt của các công ty hàng đầu thế giới mang lại cho Việt Nam vị thế lớn hơn trong chuỗi cung ứng. Lợi ích trước mắt chính là tăng nguồn thu ngân sách, phổ biến giá trị thương hiệu quốc gia.
Thứ hai, có vị trí vững chắc trong chuỗi cung ứng chip nghĩa là tham gia chuỗi lợi ích kinh tế quan trọng nhất trong thế kỷ 21. Điều này sẽ đưa Việt Nam đến gần hơn với mục tiêu lớn “hùng cường, thịnh vượng”. Bởi vì, chip là cốt lõi của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Lịch sử đã chứng minh rằng, cứ mỗi cuộc cách mạng công nghệ sẽ giúp các quốc gia có lợi thế “hóa rồng”.
Thứ ba, hiện Việt Nam chỉ tham gia vào quá trình kiểm định và đóng gói sản phẩm chip. Đây là các công đoạn giản đơn, giá trị thặng dư thấp. Nếu Việt Nam tiếp xúc với công nghệ lõi, đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp công nghệ nội địa có năng lực như FPT, Viettel,… nâng cao trình độ, tiến tới làm chủ các công đoạn phức tạp hơn.
Thứ tư, sở hữu hệ sinh thái sản xuất chip đủ lớn, Việt Nam sẽ có cơ hội tự phát triển công nghệ tiên tiến, tự chủ nguồn cung nội địa, giảm chi phí đầu vào, mở ra trang mới cho nền nền khoa học công nghệ trong nước.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại