Cơ hội nào cho cổ phiếu vận tải biển ?
Sự bùng nổ nhu cầu vận tải biển trong giai đoạn vừa qua chủ yếu là do tác động của dịch Covid, do đó sẽ kém bền vững hơn.
Kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, giá cước vận tải biển bắt đầu vào chu kỳ tăng phi mã. Kết quả là giá cổ phiếu doanh nghiệp ngành cảng biển – vận tải biển cũng "rũ bùn đứng dậy". Các cổ phiếu nhờ giá cước vận tải lên cao dựng đứng. Đà đi lên của giá cổ phiếu đến từ kết quả kinh doanh khởi sắc nhờ hưởng lợi từ xu hướng tăng giá cước cao dựng đứng và giao thương xuất nhập khẩu sôi động.
Song, mạch tăng kéo dài tới khoảng giữa năm 2022 thì bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt. Cụ thể, mã HAH của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An bắt đầu tăng từ vùng 20.000 đồng giữa năm 2021, gấp 4,5 lần để lên đỉnh lịch sử 90.000 đồng/cp (phiên 3/6/2022), rồi quay đầu giảm sâu, chốt phiên 29/9 còn 42.100 đồng/cp. Tương tự, GMD lập đỉnh 61.400 đồng/cp (phiên 7/6/2022), tương ứng tăng 57% sau 1 năm, tuy nhiên thị giá hiện đã giảm 46% xuống còn 47.350 đồng/cp. VSC chiết khấu 31% từ vùng đỉnh 48.530 đồng để về còn 33.550 đồng/cp…
Chart HAH
Giá thuê tàu với các cỡ tàu khác nhau đã bất ngờ giảm 30~50% chỉ trong một tháng, và giảm 30~60% so với mức đỉnh vào tháng 3/2022. Cho đây là hệ quả của nhu cầu yếu trong bối cảnh thị trường lo ngại nguồn cung tàu mới sẽ tham gia vào thị trường trong hai năm tới. Tốc độ giảm mạnh này đã khiến thị trường ngạc nhiên và được dự báo có khả năng giảm sâu hơn trong ngắn hạn.
Theo như nghiên cứu mùa cao điểm vận tải biển thường thấy hàng năm có khả năng sẽ không xảy ra trong năm 2022 do hàng tồn kho của nhà bán lẻ ở mức cao và nhu cầu tiêu dùng suy yếu.
Ước tính lãi ròng HAH năm 2022 có thể đạt 873 tỷ đồng (tăng 96%), tuy nhiên sau đó giảm 12% xuống 768 tỷ đồng vào năm 2023 và giảm thêm 18% xuống 631 tỷ đồng vào năm 2024.
Trong khi đó, với dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm tốc do nhu cầu toàn cầu suy yếu, sản lượng xếp dỡ tại cảng Gemalink của CTCP Gemadept (GMD) trong năm 2022 có thể đạt 1,2 triệu TEU – thấp hơn so với mục tiêu 1,4 triệu TEU ban đầu cho năm 2022. Vào năm 2023, Với dự báo Gemalink có thể đạt 1,4 triệu TEU, tăng 17%. Tổng khối lượng hàng hóa qua các cảng của GMD tại Hải Phòng cũng sẽ tăng 7% vào năm 2022 và sau đó giảm tốc xuống mức tăng 2% vào năm 2023.
Ngoài ra, việc thoái vốn vườn cao su sẽ khó hoàn tất vào năm 2022, do đó dự báo 50~100 tỷ đồng sẽ cần được hạch toán vào khoản mục chi phí khác trong nửa cuối năm 2022 để trích lập dự phòng. Theo ước tính lợi nhuận trước thuế của GMD có thể tăng 49% lên 1.202 tỷ đồng vào năm 2022 và tăng 7,6% lên 1.294 tỷ đồng vào năm 2023.
Tổng kết:
- Trong thời gian thị trường tăng trưởng những cổ phiếu cảng biển được Nhà đầu tư lựa chọn vì tăng lợi nhuận rất tốt của câu chuyện FA
- Lợi nhuận vẫn tiếp tục được duy trì tuy nhiên thị trường chưa được ủng hộ nên giá cổ phiếu đang trong xu thế giảm và đang chờ tạo đáy
* Nhà đầu tư luôn phải thận trọng và giao dịch tỷ trọng nhỏ trong thị trường chưa được ủng hộ như vậy!
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường