menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trương Huy Hoàng

Cơ hội lớn từ M&A

 Đại dịch Covid-19 tạo ra nhiều thách thức, nhưng với những doanh nghiệp có hệ sinh thái được xây nền móng vững chắc từ trước thì đây lại là cơ hội phát triển, thậm chí là bứt phá. 

Doanh nghiệp ngày càng chủ động với các thương vụ M&A

Cơ hội lớn từ M&A
Ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn và kiểm toán Deloitte Việt Nam.

Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt đã có sự chuẩn bị rất rõ ràng, kỹ càng cho những thương vụ M&A. Các doanh nghiệp thậm chí còn thuê đội ngũ tư vấn rất bài bản để phục vụ cho chiến lược này.

Doanh nghiệp hiện nay không chỉ chờ đợi các nhà đầu tư đến để tìm kiếm cơ hội đầu tư, mà họ đã có sự chủ động rất lớn trước khi thực hiện một giao dịch mua bán – sáp nhập.

Sự chủ động này đã tạo ra giá trị rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút các nhà đầu tư.

M&A giờ đây không chỉ là đi tìm nguồn vốn, mà chúng ta đã có nhiều sự chủ động trong việc lựa chọn nhà đầu tư phù hợp cho các doanh nghiệp.

Hiện tại, Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực với nền kinh tế và M&A cũng không nằm ngoài tác động như vậy.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là điểm sáng và thu hút được rất nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây mới là điểm chính. Mặc dù có khó khăn trong câu chuyện đi lại, có những khó khăn trong việc quyết định đầu tư trong thời kỳ mà có nhiều sự bất ổn.

Có những khó khăn trong dòng vốn đầu tư đến từ thị trường truyền thống đầu tư vào Việt Nam. Chúng tôi tin rằng, với sự hấp dẫn của thị trường trong nước, thì những giao dịch về M&A sẽ được tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Về những ngành, lĩnh vực có thể thu hút nhiều thương vụ, các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực mà chúng ta có lợi thế sẽ là mục tiêu được chú ý cho công tác mua bán, sáp nhập trong thời gian tới, trong đó một số ngành về tiêu dùng, năng lượng, giáo dục, đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ thu hút rất mạnh.

Ngoài ra, những doanh nghiệp có sử dụng công nghệ ở trong hoạt động kinh doanh của mình sẽ là những doanh nghiệp thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thương vụ M&A.

M&A thành công không chỉ có lợi cho hai bên

Cơ hội lớn từ M&A
Ông Vũ Hữu Điền, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Dragon Capital Vietfund Management (DCVFM).

Là quỹ đầu tư, chúng tôi có mua, có bán, nhưng chúng tôi cố gắng mua nhiều hơn và tăng tỷ trọng sở hữu cho Novaland. Sau 6 năm niêm yết, cổ phiếu NVL tăng hơn 200%, còn VN-Index chỉ tăng hơn 100%. Nên câu chuyện đầu tư lâu dài là rất quan trọng.

Muốn M&A phải có tiền, những doanh nghiệp nào sớm nhận ra điều này, thực hiện niêm yết sớm và huy động vốn sớm thì sẽ có tiền để thực hiện các thương vụ M&A, giúp lớn mạnh nhanh chóng và hoàn thiện được hệ sinh thái.

Một chủ doanh nghiệp luôn có 2 lựa chọn: tự phát triển hoặc hợp tác phát triển. Với DCVFM, chúng tôi có 2 cách làm phổ biến, một là mua cổ phần lớn và dẫn đến thay đổi đối tác chiến lược, cách thứ 2 là mua cổ phần nhỏ tích lũy nhiều năm và sau đó bán cho đối tác lớn, thậm chí chính chủ doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp trong chặng đường phát triển có thăng, có trầm, thậm chí mất đi, nhưng tôi nghĩ mấu chốt của việc đầu tư thành công, M&A thành công không chỉ win – win cho hai bên, mà nên hiểu rộng hơn là cả với các bên có quyền lợi, lợi ích liên quan như cán bộ, nhân viên, cơ quan nhà nước (doanh nghiệp đó có độc quyền hay không, có mang lại lợi ích cho cộng đồng, có ảnh hưởng đến người tiêu dùng không).

M&A là phương cách hữu hiệu để cắt mỡ thừa trên cơ thể doanh nghiệp

Cơ hội lớn từ M&A
Ông Lê Khánh Lâm, Chủ tịch RSM Việt Nam.

Tôi rất thích quan điểm rằng khi triển khai được hệ sinh thái, chuỗi giá trị, doanh nghiệp trở thành “người khổng lồ”. Và đến lúc nào đó, “người khổng lồ” cũng sẽ sinh ra “mỡ thừa” và phải loại bỏ.

Do đó, kể cả với các tập đoàn lớn, không phải chỉ M&A một chiều với tư cách bên mua, mà còn cần phải tham gia cả với tư cách bên bán để “cắt gọt” cho “cơ thể” thanh thoát, gọn gàng hơn.

Với các doanh nghiệp, trong quá trình phát triển và thực hiện các thương vụ M&A, về quy mô, khát vọng, mong muốn ở giai đoạn nào đó vượt khả năng và có thể phải tinh gọn để tập trung hơn.

Cùng với đó, đôi khi cũng cần đánh giá lại câu chuyện quản trị, phát triển doanh nghiệp. Về tầm nhìn, chiến lược đường dài thì không thay đổi, nhưng giải pháp, cách quản trị có thể phải điều chỉnh để thích hợp với tình hình, bối cảnh mới.

Thời gian tới, tôi cho rằng, các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore sẽ là lực lượng tham gia mạnh mẽ vào hoạt động M&A cùng khối nội. Về lĩnh vực, các ngành như bất động sản, bán lẻ, tài chính ngân hàng… sẽ được quan tâm nhiều.

Bên cạnh đó có thể là các ngành như dược, viễn thông, năng lượng xanh, giáo dục và y tế. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi chia sẻ cùng tôi đều cho biết, chỉ số thu hút đầu tư Việt Nam rất cao, cùng với nhóm của Mỹ, Trung Quốc.

Với câu chuyện hậu M&A, nhiều yếu tố phi tài chính như văn hóa doanh nghiệp dễ xảy ra và đây là nguyên nhân chính của những trục trặc. Do đó, vấn đề truyền thông giữa bên bán, bên mua phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, minh bạch, các thông điệp về chiến lược, những điều chỉnh quan trọng càng cần được chia sẻ chủ động, kịp thời.

M&A phải gắn liền với mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp

Cơ hội lớn từ M&A
Ông Nguyễn Thành Phương, Giám đốc Khối Đầu tư Novaland.

Trong lĩnh vực bất động sản, các giao dịch M&A thành công phải hội đủ các tiêu chí:

Thứ nhất, chúng ta đã xác định đúng các doanh nghiệp mục tiêu, hoặc dự án mục tiêu một cách phù hợp.

Phù hợp ở đây không chỉ về ngành nghề hoạt động, vị trí dự án, hay cơ cấu sản phẩm mà phù hợp ở đây là về cơ cấu tổ chức, văn hóa công ty. Chính sự phù hợp này mới tạo nên tiếng nói chung khi chúng ta kết thúc giao dịch M&A mà mang lại thành công cho doanh nghiệp.

Thứ hai, chúng ta phải xác định đúng mục đích M&A. M&A chỉ là một công cụ để các doanh nghiệp có thể thực hiện được mục tiêu của mình trong quá trình sản xuất - kinh doanh, do đó, bất cứ một thương vụ M&A nào cũng phải gắn liền với mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

Kế đến là chúng ta phải xác định đúng giá trị giao dịch M&A, giá trị giao dịch ở đây không đơn thuần là giá trị nằm trên bảng cân đối kế toán, tài sản của mình mà còn phải kể đến những giá trị vô hình, những tiềm năng mà doanh nghiệp M&A đó mang lại.

Một điểm quan trọng nữa là, trong quá trình thực hiện các giao dịch, chúng ta đã tiên lượng được những rào cản, những rủi ro của giao dịch đó và chúng ta sẽ đưa ra những biện pháp khắc phục nó để hạn chế những rủi ro đến mức thấp nhất.

Cuối cùng, để một thương vụ M&A thành công, chúng ta cần phải có một chiến lược M&A cụ thể, từng lộ trình và phân công các nhân sự tham gia để đảm bảo quá trình đó diễn ra đúng như chiến lược đã đề ra.

Do đó, một thương vụ M&A mà được coi là đình đám thì trước nhất nó phải là một thương vụ M&A thành công, nhưng cộng với giá trị cũng như sự nổi tiếng của thương vụ đó thì nó sẽ là một thương vụ M&A vừa thành công mà vừa đình đám.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,174.85

-18.16 (-1.52%)

Biểu đồ mã VN-INDEX
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại