Cơ hội đầu tư: Đế chế tỷ đô MASAN (Phần 1)
- Mã cổ phiếu: MSN (niêm yết trên sàn HOSE)
- Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động chính của Công ty bao gồm tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài chính, kế toán và pháp luật) và thực hiện các hoạt động huy động vốn và đầu tưِ.
TÓM TẮT LUẬN ĐIỂM:
1, Tín hiệu tích cực từ Hệ sinh thái bán lẻ - tiêu dùng khép kín
2, Nỗ lực giảm áp lực nợ
3, Đế chế tỷ đô và hệ sinh thái đa dạng
I. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP:
1. CƠ CẤU CỔ ĐÔNG (cập nhật ngày 31/12/2023)
Hiện tại, nhóm cổ đông nội bộ bao gồm lãnh đạo cấp cao cũng như các bên liên quan đã sở hữu 48% vốn. Trong đó, hai công ty là CTCP Masan và Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương sở hữu tổng hơn 44%; ngoài ra, các cổ đông lớn khác còn có các quỹ lớn như SK Investment Vina, Ardolis Investment Pte Ltd,...
=> MSN sở hữu gần 18% vốn là các quỹ lớn, thanh khoản cao (KLGD bình quân 30 ngày là 6,157,316cp) và mới đây đã được chấp thuận nâng tỷ lệ room ngoại từ 46,326% lên 49%. Những yếu tố này sẽ góp phần giúp Masan thêm phần hấp dẫn các quỹ thành viên và nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào TTCK Việt Nam.
2. CƠ CẤU CÔNG TY
Hiện tại, CTCP Tập đoàn Masan sở hữu 82 công ty con, trong đó: 2 công ty con sở hữu trực tiếp, 80 công ty con sở hữu gián tiếp và 4 công ty liên kết, trong đó: 1 công ty liên kết sở hữu trực tiếp, 3 công ty liên kết sở hữu gián tiếp. Các hoạt động kinh doanh cốt lõi tập trung vào 3 ngành hàng tiêu dùng: Nhu cầu Hàng ngày, Nhu cầu Tài chính, Nhu cầu Phong cách sống, được điều hành bởi 4 nhóm công ty chính:
- Nhóm 1: The CrownX: đơn vị sở hữu nhóm 2 công ty bao gồm:
Bên cạnh đó, Công ty cũng sở hữu một số các thương hiệu nổi tiếng khác như: Phúc Long Heritage – một trong những thương hiệu trà và cà phê được yêu thích; Reddi – một trong những nhà khai thác mạng hàng đầu;… để nhằm hiện thực hóa chiến lược Point of Life – có thể phục vụ lên đến 80% nhu cầu chi tiêu của người dân chỉ trong một điểm đến.
II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. CƠ CẤU DOANH THU:
Doanh thu của Tập đoàn có sự đóng góp lớn đến từ thực phẩm, đồ uống (MCH) và mảng bán lẻ tiêu dùng (WCM), lần lượt chiếm 35% và 38% doanh thu của MSN vào năm 2023, đây cũng là mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi mà MSN muốn hướng tới. Tiếp theo là sự đóng góp đến từ mảng khai thác mỏ và chế biến khoáng sản chiếm 18% và MEATLife chiếm 6%.
2. Masan Consumer Holding (MCH) - "xương sống" của Masan
Theo Kantar Worldpanel, 98% hộ gia đình Việt Nam có ít nhất 1 sản phẩm Masan.
Các thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer gồm Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafé, Wake-Up Cà phê, Wake-Up 247, Vĩnh Hảo, Vivant, Lemona, Quang Hanh, Joins, Chante’, Super Net, La’Petal, Homey...
Hiện tại, MCH đang được đăng ký giao dịch trên UPCOM và có kế hoạch IPO trong tương lai ngắn.
Masan Consumer đã tham gia vào 8 ngành hàng tiêu dùng chính tại thị trường Việt Nam. Tính đến cuối năm 2023, Masan Consumer sở hữu 5 thương hiệu với doanh thu trên 2.000 tỷ đồng: Chinsu, Omachi, Kokomi, Nam Ngư, Wake-Up 247.
Trong đó, ngành hàng gia vị và ngành thực phẩm tiện lợi chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu của MCH, lần lượt chiếm 36.99% và 29.91% vào năm 2023.
XUẤT KHẨU - động lực chính cho trung và dài hạn
Nỗ lực triển khai chiến lược “Go Global” trong 2023 đã mang lại những kết quả tích cực với mức doanh thu xuất khẩu lần đầu tiên chạm mốc 1.000 tỷ đồng, tương đương mức CAGR 31% trong giai đoạn 2020 – 2023. Đáng chú ý, CHINSU lọt top 8 sản phẩm gia vị bán chạy nhất trên Amazon. Với chiến lược “Going Global”, MCH đã mở rộng quy mô thị trường thêm 131 lần, đạt đến 3,1 nghìn tỷ USD. Các nước xuất khẩu của MSN là: Mỹ, Canada, Úc, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Mảng xuất khẩu đang chiếm tỷ trọng 4%, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đây là một hướng đi đột phá của MSN vì ở mảng thực phẩm, gia vị,… trong nước tương lai ngắn có thể bị bão hòa, vì thế ngoài việc sáng tạo thêm nhiều sản phẩm thì MSN còn có chiến lược mở rộng ra quốc tế với tham vọng chiếm 15% trong doanh số của MCH vào năm 2027.
TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA MCH:
Từ giai đoạn 2019 – 2023, nhìn chung doanh thu và lợi nhuận của MCH có sự tăng trưởng đều. Năm 2023, MCH đạt kỷ lục về kết quả kinh doanh. Điều này có được là nhờ chiến lược giá củng cố bởi thương hiệu mạnh và cách vận hành hiệu quả của ban lãnh đạo. Đây cũng là mảng kinh doanh mang lại biên lợi nhuận cao nhất cho tập đoàn.
Quý 1.2024, MCH đạt doanh thu tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái và mang lại biên lợi nhuận gộp 46.7% trong quý I/2024.
Để đảm bảo được sự ổn định của biên lợi nhuận trong năm 2024, MCH đã chốt phần lớn giá cho nguyên vật liệu sản xuất cho đến nửa cuối năm 2024. Đây là một điểm tích cực và đáng lưu ý của MCH trong thời điểm giá cả hàng hóa không ổn định như hiện nay.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU QUẢ
- Giá được củng cố bởi thương hiệu mạnh.
- Đánh dấu tên tuổi trên thị trường nước ngoài với chiến lược “Go Global”.
- Mạng lưới phân phối lớn nhất Việt Nam: MCH đã phát triển các điểm bán lẻ lên khoảng 300.000 điểm. => Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể, cũng như khả năng cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng một cách hiệu quả trong khi giảm được chi phí vận chuyển cho cả MCH và các công ty con, công ty liên kết của MSN.
- Bắt kịp xu hướng: Phát triển Trung tâm phát triển sản phẩm và nghiên cứu người tiêu dùng (Consumer Innovation Center);MCH có mặt trên hầy hết tất cả nền tảng thương mại điện tử; Marketing theo vòng lặp.
Còn nữa.....
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận