menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thục Quyên

Cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp hút đầu tư tư nhân

Đây là nhận định của ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink về cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA).

Theo Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, hợp đồng mua bán điện trực tiếpsẽ cho phép Việt Nam nhanh chóng đạt được các mục tiêu về năng lượng tái tạo thông qua thu hút đầu tư tư nhân và đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp hàng đầu đang muốn đầu tư tại Việt Nam.

Theo đó, cơ chế mới này sẽ cho phép các doanh nghiệp tại Việt Nam đấu thầu mua điện trực tiếp từ các công ty tư nhân sản xuất năng lượng tái tạo và tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Được biết, từ năm 2017, Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam (V-LEEP) của USAID đã hỗ trợ Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) xác định những điều kiện cần thiết để triển khai chính sách về hợp đồng mua bán điện trực tiếp tại Việt Nam. Theo đó, chương trình hỗ trợ của USAID được thực hiện theo ba bước: Thứ nhất, đánh giá về tổ chức và pháp lý; Thứ 2, đánh giá và khuyến nghị các mô hình hợp đồng mua bán điện trực tiếp và thứ 3 là lộ trình thí điểm cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp nhằm xác định những mô hình phù hợp nhất với Việt Nam.

Cùng với cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp, USAID cũng hỗ trợ Việt Nam trong công tác tăng cường an ninh năng lượng thông qua một loạt các dự án điện gió và điện mặt trời quy mô nối lưới, hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Công Thương trong công tác quy hoạch năng lượng và phối hợp với lĩnh vực tư nhân nhằm gia tăng nguồn tài chính hỗ trợ thực hiện tầm nhìn của Việt Nam về một hệ thống năng lượng sạch và đáng tin cậy trong tương lai.

Theo Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Nguyễn Anh Tuấn, chủ trương, chính sách của Việt Nam luôn khuyến khích để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư tại Việt Nam. Trong xu hướng chung của thế giới, các doanh nghiệp có nhu cầu cấp thiết đối với việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch để đáp ứng các cam kết về phát triển bền vững. Bộ Công Thương hoàn toàn ủng hộ và tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu này, thông qua việc nghiên cứu xây dựng và triển khai Cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng lớn và các nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực cho rằng, cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp là một cơ hội lớn đối với các nhà phát triển năng lượng gió và mặt trời trong việc huy động nguồn vốn tư nhân để xây dựng các nhà máy điện gió và mặt trời mới và quy mô. Đây là khuyến nghị được Bộ Công Thương đề xuất nhằm tạo cơ chế cho việc mua bán điện trực tiếp của doanh nghiệp, phục vụ sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian qua, Cục Điều tiết điện lực đã tiến hành tham vấn các nhà đầu tư, các định chế tài chính, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các công ty con, các nhà sản xuất năng lượng tư nhân và nhiều công ty tiềm năng khác trên thị trường năng lượng để xây dựng thành công chương trình thí điểm hợp đồng mua bán điện trực tiếp.

Theo đó, đã có hơn 30 doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế thuộc Liên minh Mua Năng lượng Tái tạo Việt Nam (REBA) đã thể hiện sự ủng hộ đối với cơ chế mới này, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về dữ liệu chính xác từ thị trường năng lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch rủi ro thấp và thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng sạch tại Việt Nam. Với việc đưa ra các khuyến nghị về thiết kế mô hình hợp đồng mua bán điện trực tiếp phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam, USAID đang phối hợp chặt chẽ với Cục Điều tiết điện lực xây dựng chương trình thí điểm cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp để triển khai sau khi có phê duyệt chính thức vào cuối năm 2019.

Theo các chuyên gia, sau Hội thảo tham vấn cộng đồng giới thiệu đề xuất chính sách của Bộ Công Thương về cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp này sẽ chuyển sang bước hoàn thiện các thiết kế liên quan cho việc thực hiện DPPA và tới tháng 12 sẽ tiến hành công bố thực hiện DPPA. Họ cũng kỳ vọng dự án này được Chính phủ phê duyệt và bước vào triển khai thương mại trong tháng 3/2021, hoàn thành chương trình thí điểm vào tháng 12/2023.

Tại Hội thảo, V-LEEP cũng đề xuất các dự án năng lượng tái tạo tham gia chương trình DPPA có công suất từ 5 MWp đến 60 MWp và tổng quy mô công suất tham gia chương trình thí điểm là 300 MW. Theo đánh giá nhóm khách hàng tiềm năng tham gia DPPA tại Việt Nam khoảng 1.174 khách hàng, đây là những doanh nghiệp sử dụng điện lớn hiện nay.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại