CMC (CVT): Lợi nhuận quý II đạt 31,7 tỷ đồng, giảm 22,3% so với cùng kỳ
Công ty cổ phần CMC (mã chứng khoán CVT) vừa có báo cáo tài chính quý II với doanh thu và lợi nhuận cùng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý II của CVT cho thấy doanh thu thuần trong kỳ của Công ty đạt 318 tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận đạt 31,7 tỷ đồng, giảm 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, CVT đạt 580 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái; nhưng lợi nhuận ghi nhận sụt giảm 23,5% về còn 32,1 tỷ đồng.
CVT vừa có công văn gửi lên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM báo cáo điều chỉnh nội dung chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. Cụ thể chi phí nhân công trong quý II điều chỉnh giảm từ 43,8 tỷ đồng xuống còn 30,9 tỷ đồng; chi phí sản xuất theo đó điều chỉnh còn 268,3 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/6/2021, CVT có tổng tài sản 1.393 tỷ đồng. Nợ phải trả là 630 tỷ đồng (chiếm 45% tổng nguồn vốn và chủ yếu là nợ ngắn hạn), vốn chủ sở hữu 750 tỷ đồng.
Tiền thân của CMC là Nhà máy bê tông Việt Trì được thành lập năm 1958 và đã chuyển sang mô hình cổ phần hóa từ năm 2006 với vốn điều lệ ban đầu 40 tỷ đồng. Đến năm 2019, CMC tăng lên 366,9 tỷ đồng và đây cũng là số vốn hiện tại của Công ty.
Công ty chủ yếu sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét, sản xuất sản phẩm gốm sứ, sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng, thạch cao...
Năm 2021, CVT đặt mục tiêu doanh thu 1.450 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với năm 2020; lợi nhuận giảm nhẹ so với kết quả năm 2020, dự kiến ở mức 150 tỷ đồng.
Năm 2021, CVT gây sự chú ý trên thị trường bởi cuộc đua thâu tóm trở thành cổ đông lớn. Cụ thể, ngày 25/3, Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (mã DNP) công bố đã trở thành cổ đông lớn của CMC sau khi mua được 18.761.964 cổ phiếu CVT, tương đương 51,14% vốn CVT.
Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/7, cổ phiếu CVT đứng tại mức giá 40.500 đồng/CP.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận