menu
Chuyên gia: Chiến thuật "vũ khí hoá" đồng đô la của ông Trump có nguy cơ phản tác dụng
Nguyễn Chung Chính
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chuyên gia: Chiến thuật "vũ khí hoá" đồng đô la của ông Trump có nguy cơ phản tác dụng

Động thái gây áp lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump đối với các quốc gia trên thế giới để duy trì hệ thống tài chính dựa trên đồng đô la là một chiến thuật có nguy cơ phản tác dụng.

“Đồng đô la dường như sẽ thống trị nền kinh tế thế giới trong tương lai gần và ý tưởng của các quốc gia mới nổi về việc thiết lập một đồng tiền chung của riêng họ là lời nói suông", Mark Sobel, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết.

Tuy nhiên, sự can thiệp mới nhất của ông Trump có nguy cơ làm suy yếu đồng đô la và làm tăng khả năng xảy ra các hiệp định như vậy bằng cách khuyến khích các quốc gia tìm cách tránh sử dụng đồng đô la.

"Đây không phải là một cái nhìn tốt…Điều này gián tiếp nâng cao vị thế của một mối đe dọa và cho thấy sự thiếu tin tưởng vào đồng đô la", Brad Setser, thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và là cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết.

Mới đây, ông Trump đã tuyên bố rằng các nước BRICS sẽ phải có sự cam kết về việc không tạo ra một tiền tệ mới thay thế cho việc sử dụng đồng đô la, nếu không sẽ áp thuế 100%. Bài đăng trên mạng xã hội Truth Social của cựu tổng thống vào cuối tuần qua đã nhắc lại những bình luận mà ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử và nhấn mạnh rằng các chính phủ và nhà đầu tư sẽ cần phải cảnh giác mọi lúc mọi nơi đối với việc ông sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong bốn năm tới.

Trong khi đó, theo cuộc khảo sát của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) công bố vào năm 2022, đồng đô la chiếm khoảng 88% tổng số giao dịch trên thị trường ngoại hối quy mô 7.500 tỷ USD/ngày.

Chuyên gia: Chiến thuật "vũ khí hoá" đồng đô la của ông Trump có nguy cơ phản tác dụng

Tỷ trọng của các đồng tiền lớn trong dự trữ ngoại hối toàn cầu

Quy mô và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ cũng là vô song. Trái phiếu Kho bạc Mỹ vẫn là một trong những kênh lưu giữ giá trị an toàn nhất và đồng đô la vẫn là tiền tệ hưởng lợi cuối cùng của dòng tiền trú ẩn.

“Đồng đô la vẫn chiếm ưu thế vì một số lý do: chúng là đồng tiền thanh khoản nhất thế giới, được giao dịch tự do và cũng là đồng tiền cho vay của thế giới…Nhưng nếu ông Trump tăng áp lực lên BRICS, điều này có thể đẩy nhanh động thái tránh xa đồng đô la”, Rodrigo Catril, chiến lược gia tại National Australia Bank Ltd. cho biết.

Các quốc gia thành viên BRICS kiểm soát hơn 40% dự trữ của ngân hàng trung ương trên toàn cầu và đã thảo luận về các cách để giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la, bao gồm cả ý tưởng về việc sử dụng một loại tiền tệ duy nhất giữa các thành viên.

Chính phủ Nam Phi cho biết “các cuộc thảo luận trong BRICS tập trung vào giao dịch giữa các quốc gia thành viên bằng cách sử dụng đồng tiền quốc gia của họ”.

“Về mối nguy cơ cụ thể này, có vẻ như không thực tế và khả năng xảy ra là thấp, nhưng đây là lời nhắc nhở hữu ích rằng Tổng thống đắc cử Trump muốn giữ đồng đô la làm đồng tiền dự trữ và không có khả năng chủ động phá giá đồng đô la… Điều này cũng khẳng định lại suy nghĩ của chúng tôi rằng thuế quan sẽ liên tục được sử dụng như một mối đe dọa trong nhiệm kỳ của ông, để phục vụ cho các mục tiêu của ông và như một công cụ thương lượng mạnh mẽ”, Cindy Lau, Giám đốc bộ phận thu nhập cố định tại Avanda Investment Management cho biết.

Mặc dù không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với sự thống trị của đồng đô la, nhưng triển vọng dài hạn vẫn là yếu tố chưa chắc chắn.

Brazil và Trung Quốc trước đây đã đạt được các thỏa thuận để giải quyết thương mại bằng đồng nội tệ của họ, trong khi Ấn Độ và Malaysia đã ký một thỏa thuận để tăng cường sử dụng đồng rupee trong hoạt động thương mại xuyên biên giới. Vào tháng 5, các ngân hàng trung ương của Thái Lan và Trung Quốc đã ký một biên bản ghi nhớ để thúc đẩy các giao dịch song phương bằng đồng nội tệ và những bình luận mới nhất của ông Trump thực sự có thể làm tăng khả năng đạt được các thỏa thuận như vậy trong tương lai.

Ulrich Leuchtmann, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ngoại hối tại Commerzbank cho biết: “Kể từ nay, bất kỳ ai bên ngoài Mỹ sử dụng đồng đô la để giao dịch sẽ cảm thấy đây là một cách thống trị mà Mỹ đang áp lên họ. Về lâu dài, đây không thể là một trạng thái ổn định. Đặc biệt là vì cách thống trị này có khả năng sẽ càng trở nên áp bức hơn khi chính sách của Mỹ càng vị kỷ trong các lĩnh vực khác”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả