Chứng khoán năm 2023 liệu có phục hồi?
Trải qua bao thăng trầm trong năm 2022, chứng khoán 2023 được kỳ vọng sẽ khởi sắc dù tình hình vĩ mô còn nhiều diễn biến khó khăn.
Thống kê của Bloomberg cho thấy các thị trường chứng khoán toàn cầu năm 2022 đã bốc hơi kỷ lục 18.000 tỷ USD. Nguyên nhân là sự trượt dốc của lĩnh vực công nghệ, Covid-19 gia tăng ở Trung Quốc, và các ngân hàng trung ương không can thiệp để giải cứu thị trường.
Sang năm 2023, chứng khoán toàn cầu được giới chuyên gia dự đoán vẫn còn nhiều khó khăn.
Trung Quốc phục hồi sau COVID-19
Việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế, hồi phục trở lại sau một thời gian dài thực hiện chiến dịch zero-COVID sẽ là một tín hiệu tích cực với nền kinh tế châu Á. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi còn phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh tại Trung Quốc, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng cao sau khi mở cửa trở lại và kỳ nghỉ Tết đang đến gần. Chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bị gián đoạn một lần nữa.
Một việc khác đáng chú ý khi kinh tế Trung Quốc phục hồi đồng nghĩa nhu cầu về nguyên vật liệu thô sẽ tăng lên và lạm phát cũng tăng, làm phức tạp thêm phương hướng điều chỉnh lãi suất của các NHTW.
Bên cạnh đó, triển vọng của thị trường bất động sản vẫn khá mờ mịt. Các cổ phiếu bất động sản vẫn đang ở mức đáy bất chấp Bắc Kinh đã tung ra nhiều chính sách hỗ trợ.
Ngân hàng trung ương
Những người lạc quan cho rằng lãi suất toàn cầu sắp đạt đỉnh, có thể là vào tháng 3. Thị trường tiền tệ đang kỳ vọng Fed sẽ chuyển sang giảm lãi suất vào cuối năm 2023. Một cuộc khảo sát của Bloomberg cho thấy 71% nhà đầu tư hàng đầu thế giới kỳ vọng chứng khoán tăng năm 2023.
Tuy nhiên vẫn còn những điều bất ngờ có thể xảy ra. Một rủi ro là lạm phát vẫn ở mức quá cao, khiến các nhà hoạch định chính sách cảm thấy bất an và việc cắt giảm lãi suất vẫn có thể không thành hiện thực.
Sức mạnh của đồng USD
Năm 2022 đồng bạc xanh đã tăng giá mạnh và đè nặng lên TTCK châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế vay mượn bằng USD và nhập khẩu nhiều. Giảm 19% trong năm ngoái, tổng cộng giá trị thị trường của chứng khoán châu Á đã sụt giảm 5.000 tỷ USDÁp lực này đang bắt đầu giảm xuống do dự báo Fed sẽ mềm mỏng hơn thay vì tăng lãi suất quá mạnh và quá nhanh như năm vừa qua. Kể từ tháng 9 đến nay, đồng USD đã liên tục giảm giá.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút gần 60 tỷ USD khỏi các thị trường chứng khoán mới nổi ở châu Á (ngoài Trung Quốc) trong năm 2022, mạnh nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu thống kê dữ liệu từ năm 2010. Đến năm nay họ sẽ trở lại.
Căng thẳng địa chính trị
Mặc dù có nhiều lý do để hi vọng về 1 năm mới tươi sáng hơn, các nhà đầu tư vẫn phải thận trọng khi mà có nhiều “đốm lửa” có thể thổi bùng căng thẳng địa chính trị.
Mối quan hệ Mỹ - Trung đã được cải thiện trong thời gian gần đây, nhưng những bất đồng về đảo Đài Loan vẫn khiến nhiều người lo ngại. Các chuyên gia phân tích nhận định rủi ro địa chính trị là một trong những nhân tố được phản ánh vào chỉ số MSCI China. Hiện khoảng cách giữa chỉ số này và chứng khoán thế giới đang ở mức cao hơn so với lịch sử.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận