Chứng khoán đến thời miễn nhiễm COVID-19?
Tâm lý nhà đầu tư trong nước hiện đã vững vàng hơn rất nhiều. Dù vậy, với việc thông tin liên quan tới ca nhiễm COVID-19 liên tục xuất hiện trong kỳ nghỉ lễ, các chuyên gia chứng khoán nhận định TTCK sẽ có những phản ứng rõ ràng trong các phiên đầu tuần tới đây.
Quý I năm 2020 đã ghi nhận một quãng thời gian khắc nghiệt nhất với giới đầu tư trong nước. Những thông tin về dịch bệnh đã đẩy chỉ số VnIndex tụt từ trên 1.000 điểm từ cuối năm 2019 xuống hơn 659 điểm vào tháng 3/2020. Đây cũng là mức thấp nhất trong 3 năm giao dịch của chỉ số.
Sau đó, như đã biết, thị trường đã hồi phục mạnh mẽ trong 9 tháng còn lại với mức tăng trưởng gần 60% kể từ đáy. Hậu thuẫn cho đà tăng là dòng vốn rẻ và lớp nhà đầu tư F0.
Dù vậy, nỗi lo ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với VN-Index vẫn luôn hiện hữu. Một tỷ lệ lớn nguồn vốn trên thị trường đến từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ - những người vốn có tâm lý yếu và sẵn sàng “bán tháo” khi thị trường xuất hiện thông tin xấu.
Bằng chứng rõ ràng nhất là trong phiên 28/1/2021, khi xuất hiện thông tin về 2 ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, VN-Index đã giảm đến 73,23 điểm – mức sụt mạnh nhất trong lịch sử của thị trường.
Đến nay, câu chuyện về COVID-19 đã có phần khác. Vào giờ nghỉ trưa giữa phiên 29/4, khi truyền thông đưa tin về ca dương tính COVID-19 đầu tiên tại Hà Nam, đã có nhiều lo ngại thị trường sẽ giảm điểm. Tuy nhiên, ngược lại, VN-Index trong phiên chiều tiếp tục duy trì sắc xanh, chốt phiên tăng 0,8% lên 1.239,39 điểm.
Dẫu vậy, trong bối cảnh Việt Nam liên tục ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhà đầu tư có lý do để lo lắng về nhịp điều chỉnh của thị trường.
Thông tin về ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng xuất hiện vào giờ nghỉ giữa phiên 29/4, tuy nhiên VN-Index vẫn tăng điểm mạnh và đóng phiên tăng 9,84 điểm. Phải chăng tâm lý nhà đầu tư Việt Nam đã vững vàng hơn?
Tuy nhiên, cũng không hẳn thị trường giờ miễn nhiễm với thông tin COVID-19. Như quan sát, trong các đợt bùng dịch trước đây, chỉ số sẽ có biến động đôi chút và sau đó sẽ hồi phục đi lên. Có lẽ, tâm lý nhà đầu tư tạm thời đang ổn hơn.
Dù vậy, với việc các thông tin liên quan tới ca nhiễm COVID-19 liên tục xuất hiện trong kỳ nghỉ lễ, tôi cho rằng thị trường sẽ phản ứng rõ ràng hơn trong các phiên đầu tuần tới đây.
Đặt trong bối cảnh hiện tại, tác động của COVID-19 còn đến từ ảnh hưởng của các nước trong khu vực, đặc biệt là Ấn Độ (nước sản xuất vaccine thứ 2 trên thế giới). Điều này có lẽ sẽ khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại hơn.
Với những gì đã đạt được trong quá khứ, nhà đầu tư rõ ràng có niềm tin Chính phủ sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng lưu ý rằng thị trường trong ngắn và trung hạn sẽ gặp khó khăn với nhiều yếu tố là lực cản khác như: Dư nợ margin thị trường khá cao, cổ phiếu đã tăng nhiều và nhiều cổ phiếu midcap, smallcap đã tăng nóng,....
Giờ đã là tháng 5/2021, thị trường có vẻ đã bước vào khoảng trống thông tin khi các doanh nghiệp gần như đã công bố BCTC quý I/2021, kế hoạch kinh doanh 2021. Thông tin được cập nhật dày đặc gần đây lại là tin về đại dịch COVID-19 với số ca nhiễm ngày càng tăng. Ông cho rằng đây sẽ là rủi ro hiện hữu với VN-Index trong thời gian tới?
Có thể thấy, tín hiệu điều chỉnh của chỉ số đã xuất hiện cách đây 1 tuần khi mặt bằng các cổ phiếu đã tăng cao, dòng tiền chỉ tập trung chủ yếu ở các mã cổ phiếu vốn hóa lớn, thanh khoản ngày càng giảm.
Mặt khác, với những thông tin liên tục về COVID-19 trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, thị trường chung nhiều khả năng sẽ có nhịp điều chỉnh. Dù vậy, tôi vẫn cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng trong lạc quan. Bởi, kết quả kinh doanh các công ty trong quý I/2021 tốt, lãi suất thấp, cung tiền dồi dào, dòng tiền vào ETF nội tăng đáng kể...Đây là những yếu tố ảnh hưởng tích cực tới thị trường.
Với dư địa tăng của thị trường không còn nhiều, nhà đầu tư sẽ bán và giảm tỷ trọng cổ phiếu, giảm tỷ trọng margin. Đà tăng của thị trường có thể gặp khó dù ngưỡng 1.200 có thể giữ được.
Có thể thấy, nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn mở tài khoản chứng khoán, không ít doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng sản xuất mạnh trở lại, lượng tiền này nhiều khả năng tiếp tục chảy vào TTCK, nhất là khi các kênh đầu tư còn lại đều không hấp dẫn bằng, lãi suất tiết kiệm vẫn ở mức thấp,...
Thống kê cho thấy, dư nợ margin tại 30 công ty chứng khoán đã lên đến 110.000 tỷ đồng. Dư nợ margin cao được cho là tiềm ẩn rủi ro khi thị trường biến động điều chỉnh. Ông nghĩ thế nào?
Thị trường hiện đang ở mức cao nhất lịch sử. Các nhà đầu tư thay vì gửi tiền ở ngân hàng với lãi suất thấp, thì họ đầu tư chứng khoán. Điều này khiến thanh khoản tăng mạnh. Đó là sự dịch chuyển bình thường của dòng tiền trong nền kinh tế.
Trong ngắn hạn, tỷ trọng cổ phiếu hợp lý nắm giữ là 30% danh mục, nhưng không mua mới vì chưa có dấu hiệu thị trường tạo đáy. Nếu muốn mua cổ phiếu, nhà đầu tư có thể giải ngân tỷ trọng thấp với mức hợp lý dưới 5% và không dùng đòn bẩy trong giai đoạn hiện tại.
Với những người nắm tỷ trọng cổ phiếu cao, nhất là có đòn bẩy margin cao, nên canh hạ tỷ trọng, nhất là hạ margin.
Xin cám ơn!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận