menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Văn An

Chứng khoán dầu khí (PSI): Kịch bản lạc quan VN-Index chốt năm 2021 tại 1.440 điểm

VN30 hoặc phần lớn các cổ phiếu vốn hoá trụ cột thu hút dòng tiền trở lại, định hướng và lộ trình mở cửa lại nền kinh tế được Chính phủ cụ thể hoá, tâm lý nhà đầu tư lạc quan, VN-Index phá vỡ thành công kháng cự 1.350 điểm cùng khối lượng lớn, mục tiêu tiếp theo là 1.410-1.440 điểm, PSI cho biết.

Công ty chứng khoán dầu khí (PSI) mới công bố chiến lược đầu tư quý 4/2021. Theo đó PSI đưa ra 2 kịch bản. Kịch bản khả quan, chỉ số VN30 hoặc phần lớn các cổ phiếu vốn hoá trụ cột thu hút dòng tiền trở lại, định hướng và lộ trình mở cửa lại nền kinh tế được Chính phủ cụ thể hoá, tâm lý nhà đầu tư lạc quan, VN-Index phá vỡ thành công kháng cự 1.350 điểm cùng khối lượng lớn, mục tiêu tiếp theo là 1.410-1.440 điểm.

Kịch bản thận trọng, lộ trình mở cửa lại nền kinh tế không như dự kiến sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư do rủi ro kéo dài triển vọng tăng trưởng lợi nhuận kém. Chỉ số VN-Index có thể quay lại trạng thái điều chỉnh với vùng hỗ trợ 1.310-1.370 điểm và tích luỹ hồi phục trở lại.

Chứng khoán dầu khí (PSI): Kịch bản lạc quan VN-Index chốt năm 2021 tại 1.440 điểm
PSI đưa ra hai kịch bản thị trường chứng khoán

Theo PSI, thị trường Việt Nam đang được định vị ở vùng định giá hợp lý với mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) vượt trội (16,1%). Ngoài ra, mức EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần) cũng được kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm 2021, dù triển vọng nửa cuối năm kém lạc quan hơn trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài.

Chứng khoán dầu khí (PSI): Kịch bản lạc quan VN-Index chốt năm 2021 tại 1.440 điểm
PSI cho rằng thị trường Việt Nam đang được định vị ở vùng định giá hợp lý

PSI khuyến nghị các nhóm ngành Dầu khí (GAS, PVD), Phân bón (DPM, DCM), Ngân hàng (TCB, TPB), Bất động sản (VHM), Điện (POW, REE), Công nghệ - Viễn thông (FPT, CTR), Thuỷ sản (VHC).kinh tế đã “tạo đáy”, gói cứu trợ, hỗ trợ tài khoá cần “tiền tươi thóc thật”

Báo cáo chiến lược của PSI dẫn góc nhìn chuyên gia – ông Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng khoa học & Đào tạo ĐH Kinh tế quốc dân đưa ra các giải pháp hồi phục kinh tế hậu đại dịch.

Theo ông Đạt, tác động kinh tế xã hội của đợt dịch lần thứ 4 là rất lớn, ảnh hưởng sâu và quy mô rộng, do vậy cần một chương trình tổng thể với quy mô đủ lớn, kịp thời, hiệu quả, tập trung mọi nguồn lực nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động vượt qua khó khăn, tận dụng thời cơ, bắt nhịp xu hướng mới.

Các giải pháp cần mang tính tổng thể, ít nhất là cho 2 năm 2022 và 2023, với nguồn lực đủ lớn và thực hiện khẩn trương để sớm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế gắn với cải cách cơ cấu, cải thiện năng lực cạnh tranh, tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc, không “lỡ nhịp” đà phục hồi kinh tế thế giới thế giới đang diễn ra khá mạnh.

Không gian tài khóa vẫn còn đủ mạnh để có thể thực hiện chính sách tài khóa “mở rộng” với liều lượng mạnh hơn và độ bao phủ lớn hơn. Những kết quả tích lũy được từ giảm thâm hụt ngân sách và giảm nợ công trong những năm qua cần được coi là “dư địa” cho việc mở rộng tài khóa trong bối cảnh hiện nay.

Đồng thời, tỷ lệ bội chi ngân sách và trần nợ công cần được nới rộng trong điều kiện “bất thường”, không chỉ bảo đảm “an toàn” của ngân sách và nợ công trước các cú sốc mà cần hướng nhiều hơn đến vai trò trọng yếu là “đi ngược chu kỳ kinh tế”. Rủi ro tài chính công, tính bền vững của nợ công khi triển khai thêm các gói hỗ trợ cần được cân nhắc và so sánh với kịch bản “an toàn” ngân sách nhưng dẫn đến suy thoái kinh tế làm gia tăng rủi ro của bản thân ngân sách và nợ công trong chu kỳ kinh tế tiếp theo.

Ông Đạt cho rằng, các gói cứu trợ và hỗ trợ tài khóa cần hướng đến gia tăng và mở rộng phạm vi hỗ trợ trực tiếp tiền mặt cho người dân, đặc biệt là bộ phận lao động tự do, lao động thuộc khu vực phi chính thức là những người chịu ảnh hưởng mất thu nhập, giảm sâu thu nhập nhưng chưa được hỗ trợ.

“Cần có cách tiếp cận mới theo phương thức không chính thức những đối tượng này qua các tổ chức thiện nguyện, các tổ chức phi chính phủ. Với tỷ lệ tiêu dùng cao, tác động của các biện pháp hỗ trợ thu nhập và do đo tiêu dùng của người dân sẽ có tác động trực tiếp “theo số nhân chi tiêu” đến GDP”, ông Đạt cho biết.

Ông Đạt cho biết thêm, cân nhắc lại một số sắc thuế nhằm khuyến khích chuyển đổi số, sản xuất thông minh, phát triển năng lượng xanh - sạch, nông nghiệp hữu cơ,… hạn chế phát triển các ngành nghề thâm dụng tài nguyên, sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch, tác động xấu đến môi trường.

Về chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát tương đối tốt, giảm thêm lãi suất điều hành là giải pháp nên được cân nhắc trước tiên, nhằm giảm chi phí vốn cho hệ thống ngân hàng, qua đo sẽ tác động tích cực lên lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp. Lưu ý lãi suất chỉ là một yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận và tăng trưởng tín dụng. Muốn bơm tiền ra nền kinh tế trong khi doanh nghiệp không đáp ứng chuẩn vay trong bối cảnh hiện nay, cần có thêm các chương trình bảo lãnh tín dụng cụ thể…

Dự báo về tăng trưởng GDP năm, ông Đạt cho biết, nhiều dự báo đến nay đã đưa ra các kịch bản chênh lệch nhau khá lớn, nhưng tập trung ở con số khoảng 3% cho cả năm 2021, muốn vậy quý 4 phải tăng trưởng khoảng hơn 5%.

Về các động lực tăng trưởng ứng với “cỗ xe tam mã” là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu, có thể dự đoán tiêu dùng của dân cư sẽ có sự phục hồi mạnh khi các doanh nghiệp tái khởi động lại sản xuất kinh doanh, khu vực kinh tế phi chính thức nhanh chóng trở lại trạng thái “bình thường mới”, cùng với việc gia tăng và thực thi sớm các gói an sinh xã hội; đầu tư sẽ chủ yếu dựa vào tốc độ của giải ngân đầu tư công, và cuối cùng là đà tăng của xuất khẩu sẽ được duy trì nếu tiếp tục tận dụng được quá trình phục hồi đang khá mạnh của các thị trường xuất khẩu chủ lực.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại