Chứng khoán 28/11: VNM có cầu đỡ giá, VN-Index vẫn đóng cửa ở 970 điểm
Chứng khoán châu Á cùng giảm đồng loạt nhưng thị trường Việt Nam lại là một trong những nơi giảm thê thảm nhất. Dù vậy, khối ngoại vẫn đang nhanh tay mua vào.
Với nhà đầu tư trong nước, thị trường đã trở nên quá u ám với các phiên giảm gần đây. Lần lượt là ngưỡng 1.000 điểm rồi 980 điểm và đến phiên hôm nay là về sát 970 điểm.
VN-Index rơi mạnh hơn nhiều thị trường khu vực, giảm 0,8% về 970,39 điểm. Các thị trường như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc dù có giảm cũng không thể sánh bằng: NIKKEI 225 giảm 0,12%, Shanghai giảm 0,47%, HSI giảm 0,15%, KOSPI giảm 0,43%.
Các mã lớn như VHM (-1,51%), VRE (-1,33%), VCB (-1,16%), GAS (-1,2%) đều giảm trên 1% và kéo theo top dưới là MBB (-2,21%), MSN (-2,11%), MWG (-3,71%), CTG (-2,85%), FPT (-1,75%) còn xấu hơn.
Tuy nhiên khá lạ là cổ phiếu "đầu trò" cho sự bán ra là VNM (0%) rốt cuộc lại không nằm trong nhóm giảm giá. Trong phiên chiều, VNM đã có tiền vào kéo giá hồi về đúng mốc tham chiếu là 122.100 đồng/cổ phiếu.
Dấu ấn của khối ngoại vẫn khá rõ nhưng họ đã chuyển sang mua ròng VNM với khối lượng là 60 nghìn đơn vị. Dường như, nhà đầu tư trong nước chán nản thì lại cơ hội chung của các nhà đầu tư nước ngoài. Tính chung trên cả sàn, khối này đang mua ròng 51 tỷ đồng, tập trung vào HPG, VCB, VJC.
Dù sao hậu quả mà thị trường phải chịu từ các cổ phiếu lớn vẫn rất rõ ràng. Nhóm vốn hóa thấp và trung bình có hàng loạt mã giảm trên 3% như DXG (-3,78%), DGW (-3,9%), DPG (-2,56%), HCM (-2,72%), LDG (-3,7%), CTF (-2,67%), CTD (-3,47%)…
Chỉ còn lại những cổ phiếu cá biệt như HHS (+6,82%), FIT (+6,9%), HCD (+6,99%), DCL (+6,9%) tăng trần nhưng điểm chung đây đều là các cổ phiếu mang nặng tính đầu cơ. Tổng cộng HOSE có 219 mã giảm so với 101 mã tăng và 64 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản đạt 191,26 triệu đơn vị, tương đương 4.226 tỷ đồng trong đó có 911 tỷ đồng thỏa thuận.
Với HNX, nhóm trụ không có thêm diễn biến mới nhưng TNG (+4,03%) lại là điểm sáng bên cạnh các mã đầu cơ như TVC, KVC. Được biết, TNG đã có đủ đơn hàng cho năm 2020.
Chỉ số HNX-Index kết phiên giảm 0,86% xuống 102,34 điểm. Thanh khoản đạt 20,66 triệu đơn vị, tương đương 283,3 tỷ đồng.
Còn UPCoM-Index cũng giảm 0,57% xuống 55,7 điểm. Thanh khoản sàn đạt 10,51 triệu đơn vị, tương đương 229,6 tỷ đồng.
VNM bị gây sức ép nhưng vẫn chưa thủng ngưỡng 120.000 đồng/cổ phiếu. Cuối phiên, thị giá giảm về mức gần thấp nhất trong phiên là 120.800 đồng/cổ phiếu trong đó khối ngoại bán ròng gần 70 nghìn đơn vị.
Chỉ mình VNM có lẽ chưa phải xấu nhưng còn GAS (-1%), nhóm Vingroup và nhóm Ngân hàng cùng tạo áp lực thì tâm lý rất khó để lạc quan.
Các nhóm bán lẻ, tiện tích, bất động sản, chứng khoán đều góp mặt với nhiều mã giảm từ 2% trở lên như DGW (-2,67%), MWG (-2%), POW (-2%), HCM (-2,3%), LDG (-2,8%), HDC (-2%). Trong số này, MWG còn phản ứng do thông tin phát hành 10,6 triệu cổ phiếu ESOP trong khoảng tháng 12/2019 - 01/2020 và sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 4 năm kể từ ngày hoàn tất đợt phát.
Từ sau 10h, GAS bị kéo xuống khá mạnh chủ yếu do nhà đầu tư trong nước, giá có lúc giảm về 100.200 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, VCB (-1,2%) cũng nhân rộng sự tiêu cực tới một loạt các mã khác như CTG (-0,95%), MBB (-1,1%) TCB (-1,1%), BID (-0,2%), HDB (-2%), VPB (-1%).
Cùng với đó là các mã VRE (-1,33%), VHM (-1,06%) cũng ngập trong sắc đỏ. Các nhóm bán lẻ, tiện tích, bất động sản, chứng khoán đều góp mặt với nhiều mã giảm từ 2% trở lên như DGW (-2,67%), MWG (-2%), POW (-2%), HCM (-2,3%), LDG (-2,8%), HDC (-2%). Trong số này, MWG còn phản ứng do thông tin phát hành 10,6 triệu cổ phiếu ESOP trong khoảng tháng 12/2019 - 01/2020 và sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 4 năm kể từ ngày hoàn tất đợt phát.
Hệ quả, VN-Index tuột dốc không phanh, giảm 0,8% xuống 970,47 điểm. Sắc xanh teo tóp lại với chỉ còn 73 mã tăng so với 223 mã giảm 52 mã đứng giá. Thanh khoản sàn đạt 80,53 triệu đơn vị, tương đương 1.677 tỷ đồng.
Tương tự là HNX với một loạt các mã VCS (-3,59%), PVS (-1,13%), NVB (-1,11%). Ngay cả ACB (-0,86%) cũng quay đầu. HNX-Index không có đầu kéo, đã giảm 0,64% xuống 102,57 điểm. Thanh khoản đạt 12,02 triệu đơn vị, tương đương 158,74 tỷ đồng.
VNM vẫn còn áp lực cung từ khối ngoại và minh chứng là trong 45 phút đầu phiên, khối này đang bán ròng khoảng 50 nghìn đơn vị. Nhà đầu tư ngắn hạn hiện cũng chưa đặt nhiều kỳ vọng vào khả năng cổ phiếu này có thể cắt được xu hướng điều chỉnh. Tuy nhiên ngưỡng 120.000 đồng/cổ phiếu là mốc hỗ trợ ngắn hạn của VNM và nếu VNM có phản ứng tốt với ngưỡng này vẫn là điều được thị trường mong đợi.
Tính đến 9h45, VNM giảm gần 1% xuống 120.800 đồng/cổ phiếu. Cùng với VHM và VCB, bộ ba này đang tạo ra những áp lực lên thị trường. Chỉ số VN-Index giảm về gần 975 điểm.
Sắc đỏ cũng đang lấn lướt trên toàn sàn với khoảng 167 mã giảm so với 93 mã tăng và 47 mã đứng giá tham chiếu. Nhóm Ngân hàng đang có một loạt mã giảm như MBB (-1,11%), HDB (-1,85%), VPB (-0,2%)…
Trong khi đó, các mã bất động sản cũng không khá hơn dù phiên hôm qua đã có một số mã nổi loạn: D2D (-1%), KBC (-0,65%), NTL (-0,64%), KDH (-0,19%), HDG (-1,61%).
Hiện chỉ còn lác đác một số cổ phiếu cá biệt là FIT (+6,9%), TSC (+6,84%) nhưng giá trị giao dịch chưa nổi 5 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại HNX, ngoài ACB (+0,43%) tăng nhẹ thì còn lại các mã có thể gánh vác trọng trách kéo điểm như VCS (-2,75%), NVB (-1,11%) đều gây thất vọng. Chỉ số HNX-Index hiện chỉ loanh quanh ngưỡng 105 điểm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận