menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Tiến Hoàng

Chứng khoán 11/1: MSN và FRT, có dấu hiệu điển hình “bong bóng” vỡ?

Diễn biến tại MSN, cũng như nhiều mã đồng loạt giảm mạnh thời gian gần đây, hay điển hình lao dốc thảm khốc tại FRT liệu có là một dấu hiệu "bong bóng" vỡ, khi đã có các đợt tăng nóng trước đó?

MSN gây áp lực lớn

Số mã giảm trong VN30 lên tới 22/30 mã và nhiều khả năng đây là phản ứng của thị trường với gói phục hồi kinh tế mới được thông qua.

Nhưng trước hết, điểm được chú ý phiên hôm nay là lượng tiền lớn giao dịch tại nhóm FLC. Giá trị giao dịch của FLC (-5,91%) tới cuối phiên đã lên tới 3.097 tỷ đồng, còn ROS là 1.375 tỷ đồng.

Điều tạo nên mức giao dịch kỷ lục của FLC là cổ phiếu đã có 2 lần được kéo lên tham chiếu còn ROS cũng có 1 lần kéo. Dù vậy, lực bán vẫn lớn và FLC cuối phiên giảm 6% còn ROS giảm sàn. Các mã HAI, AMD cũng giảm kịch sàn cuối phiên.

Các diễn biến điều chỉnh trên dù vậy khó có thể ảnh hưởng tới thị trường bằng việc MSN (-5,29%) bị tiền lớp tiếp tục xả mạnh. 2 phiên gần nhất tưởng như MSN đã "cầm máu" lại thì cổ phiếu này lại đóng vai "tội đồ".

Mức giảm trong vòng 5 phiên vừa qua của MSN đã xóa sạch thành quả tăng của 2 tháng cuối năm. Kết hợp với việc Ngân hàng chưa thể lan tỏa đà tăng trong khi hàng loạt cổ phiếu trong VN30 như VHM (-2,1%), VIC (-1,3%), GVR (-2,4%), FPT (-2,7%), SSI (-2,9%), VN-Index đã bị nhúng xuống dưới 1.500 điểm, giảm 0,76% xuống 1.492,31 điểm.

Diễn biến tại MSN, cũng như nhiều mã đồng loạt giảm mạnh thời gian gần đây, hay điển hình lao dốc thảm khốc tại FRT liệu có là một dấu hiệu "bong bóng" vỡ, khi đã có các đợt tăng nóng trước đó?

Một diễn biến ngoài sàn, trong chiều nay Quốc hội đã thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế với tỷ lệ tán thành gần 85%. Và đã có nhìn nhận cho rằng nhà đầu tư đã hành động bán ra do kỳ vọng lớn vào giá trị của gói phục hồi, dù thông tin đã được bàn luận hơn một tuần qua.

Các cổ phiếu Midcap và Penny càng dễ tổn thương hơn nên đã có một loạt cổ phiếu giảm mạnh như PAN (-5,04%), AAA (-5,88%), FIT (-6,8%), VCI (-5,3%), KBC (-6,77%), VND (-5,44%), HCM (-4,03%), HQC (-4,76%), FRT (-6,99%), JVC (-6,75%), CKG (-6,96%), CRE (-5,75%).

Tất nhiên, bức tranh vẫn không hoàn toàn xấu khi còn CII (+5,01%), DIG (+6,96%), KSB (+6,81%), TDC (+6,93%), LDG (+6,9%), D2D (+6,93%), VPH (+6,91%) đi ngược số đông.

Nhưng tâm lý là đang rất bất ổn sau 2 phiên giảm mất 36 điểm của VN-Index. Số mã giảm cuối phiên lên tới gần 70% trên cả HOSE.

Thanh khoản hôm nay đã sụt giảm khoảng 16% xuống 35.944 tỷ đồng khớp lệnh cho thấy một lượng tiền nhất định đã rút khỏi thị trường.

Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index trong khi đó biến động trái chiều nhau. Chỉ số HNX-Index giảm 0,27% xuống 481,61 điểm còn UPCoM-Index vẫn tăng 0,21% lên 114,54 điểm.

*****

Vẫn vững vàng

Ngân hàng vẫn là nhóm có tác động rõ ràng nhất với BID (+1,3%), STB (+4,1%), MBB (+0,9%), TCB (+0,3%), MSB (+2,1%), TPB (+0,9%) đều đang góp mặt trong top 15 mã kéo điểm mạnh nhất HOSE.

Nhưng một mình Ngân hàng vẫn chưa thể đủ nếu không có thêm các mã BCM (+6,5%) và GAS (+2%), DIG (+6,6%) cùng hỗ trợ chỉ số.

Sự xuất hiện của BCM và DIG đảm bảo cho các cổ phiếu Bất động sản và Khu Công nghiệp còn duy trì sóng ngành ở các mã TIP (+7%), D2D (+3,2%), AGG (+6,8%), LDG (+5,5%), VCG (+4,2%), CTD (+2,7%), BCE (+2,6%), DXG (+2,4%). Tuy nhiên, so với những thất thoát ở phiên hôm qua thì phần lớn các mã này vẫn chưa lấy lại một nửa thiệt hại.

Cùng với đó, sự phân hóa vẫn rất khó loại bỏ khi còn các mã giảm như DPG (-1%), LIG (-2,9%), SZC (-1,7%), HQC (-2,4%), KBC ( -1,02%), SCR (-0,4%).

Nhóm cổ phiếu FLC vẫn chưa thể giải quyết hết lượng cổ phiếu bán tháo ra và hiện FLC (-5,91%) đã đạt giá trị lên tới 1.676 tỷ đồng còn ROS đạt 898 tỷ đồng.

Dù sao, các cổ phiếu này vẫn có cầu đối ứng để hấp thụ lượng bán ra nên nhà đầu tư vẫn có thể kỳ vọng sớm có nhịp hồi phục trong thời gian tới.

Cuối phiên sáng, sắc đỏ vẫn lấn lướt với 284 mã giảm so với 155 mã tăng và 48 mã đứng giá tham chiếu. VN-Index tăng 0,14% lên 1.505,81 điểm. Thanh khoản đạt 668,27 triệu đơn vị, tương đương 18.299 tỷ đồng

Còn HNX-Index tăng 0,08% lên 483,26 điểm. Thanh khoản đạt 80,75 triệu đơn vị, tương đương 2.146 tỷ đồng.

So với các thị trường châu Á như NIKKEI 225 (-0,9%), CSI (-0,3%), KOSPI (-0,08%), VN-Index lẫn HNX-Index rõ ràng đã có sự vững vàng rất cần thiết. Ngoài thị trường Việt Nam, chỉ có Thái Lan, Malaysia cũng đang có được sắc xanh.

Cần nhóm đủ tầm vóc

Sự kiện nghẽn lệnh chiều qua của HOSE đã có lời giải thích từ nhà quản lý. Tuy nhiên, đây vẫn là một phiên chao đảo với sự thất thoát gần 25 điểm của VN-Index nên cần phải có những cổ phiếu đủ tầm vóc vào trấn an lại tinh thần cho nhà đầu tư.

Đương nhiên, Ngân hàng đã được nhìn đến đầu tiên và nhóm này cũng thử thách sức chịu đựng nhà đầu tư trong 1 tiếng đầu tiên mới chịu vào hỗ trợ tâm lý.

STB (+4,7%) lại trở lại tăng mạnh đặc biệt từ sau 10h. Đây cũng chính là mã đã góp công rất lớn hút tiền cho Ngân hàng trong phiên đầu tiên của năm 2022.

Và STB trong sáng nay cũng là mã trở lại mạnh mẽ nhất sau các phiên điều chỉnh. Đi cùng STB cũng cần phải có thêm các cổ phiếu khác như OCB (+2,5%), TPB (+1,9%), BID (+1%), MBB (+1,1%), MSB (+1,9%).

Với BID, cổ phiếu này lại là mã có sự ấn tượng nhất về đà tăng trong tuần qua. Kể cả trong phiên thị trường biến động mạnh như hôm qua, BID vẫn đang neo lại ở vùng đỉnh năm 2021 nên rõ ràng đang có một niềm tin khá mạnh tại cổ phiếu này.

Trong rổ VN30, ngoài Ngân hàng, các mã có sắc xanh cũng đang nhỉnh hơn như GAS (+1,8%), POW (+1,3%), BVH (+0,5%) trong đó GAS và POW là những mà đã bất ngờ bị đạp sâu phiên hôm qua. Cả 2 sẽ cần phải nhanh chóng hồi phục để tránh việc bị mất xu hướng tăng.

Với các cổ phiếu Midcap và Penny, hiện tượng giảm mạnh vẫn còn ở nhóm FLC sau khi có thông tin Chủ tịch FLC đăng ký bán lượng cổ phiếu lớn. FLC (-6,4%), ROS (-6,71%) hiện đang có lực bán mạnh và ghi nhận mức giao dịch lớn nhất thị trường.

Còn các mã khác có sự hồi phục đan xe như DIG (+4,91%), LDG (+4,13%), DXG (+2,16%), FCN (+5,08%) tương phản với FRT (-4,66%), KBC (-1,35%), SCR (-0,8%)…

Diễn biến phân hóa này cũng diễn ra trên HNX khi L14 (+10%) được kéo lại lên 414.700 đồng/cổ phiếu, CEO (+3,4%) lên 86.100 đồng/cổ phiếu, NVB (+3,4%) lên 39.500 đồng/cổ phiếu. Còn PVS (-1,2%), SHN (-1,8%), VCS (-0,2%) xuất hiện ở chiều.

Chỉ số VN-Index tới khoảng 10h30 đang bật lên 1.505 điểm còn HNX-Index nhú lên 483 điểm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả