menu
Chữa bệnh trì hoãn bằng cách không làm gì cả!
copy link
GS Trương Nguyện Thành Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chữa bệnh trì hoãn bằng cách không làm gì cả!

Nói một cách khác, muốn chữa bệnh trì hoãn thì bạn bỏ ra 15-20 phút mỗi ngày không làm gì cả! Một phương pháp trị liệu ‘Quái đản’ nhất mà bạn chưa từng nghe nói, đúng không? Ông GS quần đùi này đúng là điên toàn tập. Nếu bạn tò mò muốn biết tại sao thì hãy tiếp tục đọc nhé.

Bệnh trì hoãn là thói quen chưa muốn bắt tay vào công việc cần phải làm và có tâm lý chờ gần tới hạn chót mới bắt đầu mặc dù biết trước hậu quả nguy hại khi không hoàn tất công việc ấy. Theo khảo sát gần đây thì có đến 85-95% học sinh sinh viên mắc phải bệnh trì hoãn trong khi đó hơn 25% dân số bị ảnh hưởng bởi tính này. Thêm nữa bệnh trì hoãn gia tăng gấp 4 lần trong thời gian 30 năm qua và dẫn đến thất thoát thu nhập, ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe và kể cả quan hệ gia đình đưa đến trì trệ trong phát triển kinh tế và xã hội.

Trong sách Cha Voi tôi có phân tích các hoạt động con người thường chia theo hai trục ‘nên/cần’ và ‘thích’. Công việc trong khung cần làm và cũng thích làm thì không có vấn đề gì. Vấn đề nằm ở sự tranh đấu nội tâm giữa việc ‘nên/cần’ làm nhưng không thích và việc thích làm nhưng không nên/cần. Người mắc phải bệnh trì hoãn khi đứng trước một công việc cần làm nhưng đòi hỏi nhiều công sức hay công đoạn và không mấy thích thú với công việc ấy nhưng nó là trách nhiệm cần phải làm như sinh viên khi phải làm bài tập chuẩn bị thi hay viết báo cáo cuối kỳ thì tìm cách né tránh bằng cách làm những việc thích mà không cần thiết. Họ không làm biếng nhé. Họ né tránh cuộc chiến nội tâm bằng cách làm họ lúc nào cũng bận rộn với những công việc nhỏ nhặt như coi TV, trả lời emails, hẹn cafe với bạn, lướt FB, dọn dẹp nhà cửa, đi siêu thị mua thứ ‘cần thiết’, đi rửa xe, kể cả tập gym vài giờ, v.v. Đến cuối ngày thì họ tự nhủ ‘hôm nay bận cả ngày không có thời gian để làm công việc quan trọng ấy, nhưng không sao vì chưa đến hạn chót, mai mình làm cũng được’ và ngày mai lại cũng như thế!

Do đó muốn trị bệnh trì hoãn điều trước tiên là phải đối điện với cuộc chiến nội tâm này trực diện bằng cách bỏ ra 15-20 phút mỗi sáng không làm gì cả mà chỉ ngồi suy nghĩ hôm nay mình cần làm gì và quyết định độ ưu tiên cho những công việc này.

Đây là một thí dụ cho câu nói trong bài ‘Mind-Body’ vừa rồi ‘Nếu vấn đề không thể giải quyết trong trạng thái hiện tại thì có thể tìm thấy giải pháp ở trạng thái đối xứng!’ Nếu bạn cảm thấy mình có tính trì hoãn và cảm thấy tội lỗi thì sẽ tìm mọi cách để làm mình bận rộn với những công việc nhỏ nhặt không liên quan. Đó không phải là giải pháp. Giải pháp nằm ở chỗ bỏ thời gian không làm gì mà chỉ để suy nghĩ!

Khi đứng trước một công việc phức tạp đòi hỏi nhiều công sức và có hậu quả hay tầm ảnh hưởng lớn thì ta thường lo lắng và thường có tâm trạng ‘không biết nên bắt đầu từ đâu’. Đối với người có tính cầu toàn thì nỗi lo này dễ dàng dẩn đến tính trì hoãn. Bạn có thể giảm nỗi lo này bằng cách chia nhỏ công việc. Mỗi việc nhỏ cần có mục tiêu được đề ra theo phong cách SMART (Specific – Measurable - Achievable – Relevent – Time-bound) bằng cách trả lời những câu hỏi như trong hình đính kèm.

Chữa bệnh trì hoãn bằng cách không làm gì cả!

Khoa học đã chứng minh mỗi khi động vật kể cả con người đạt được mục tiêu cho hoạt động thì não bộ tiết ra hóc môn ‘feel good’ làm phấn khởi để có thêm động lực tiếp tục những hoạt động tương tự. Do đó bằng cách chia nhỏ và đặt mục tiêu SMART cho công việc, bạn có thể duy trì động lực để hoàn tất chúng.

Thật sự ra thì chúng ta ai cũng có tính trì hoãn nhiều hay ít và tùy theo hoàn cảnh nữa. Mùa đại dịch covid-19 này nếu đánh giá lại thì tôi thấy mình cũng có tính này. Luyện được mấy bộ chưởng Kim Dung mà mấy chục năm qua không có cơ hội! Hahaha Đôi lúc cũng nên cho mình cơ hội để làm biếng một tí. Cân bằng cuộc sống khi mọi chuyện chậm lại thì mình cũng cho cá nhân cơ hội chậm lại để thưởng thức cuộc sống vậy. Điều quan trọng là không để tính trì hoãn ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng công việc cần phải làm khi có hạn chót.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

GS Trương Nguyện Thành Vip

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
Chia sẻ