Chủ tịch TCM: “Để trở lại trạng thái bình thường mới, doanh nghiệp dệt may đòi hỏi phải có thời gian”
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Như Tùng - Chủ tịch CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) trăn trở về vấn đề nếu cứ tiếp tục giãn cách xã hội sẽ khiến doanh nghiệp chậm tiến độ. Điều này dẫn đến việc khách hàng sẽ chuyển đơn hàng đi các nước khác và hiển nhiên doanh nghiệp sẽ mất đơn hàng. Khách hàng không thể mãi đợi được bởi lẽ ở các nước như châu Âu và Mỹ đang rất cần đơn hàng cho dịp năm mới, Tết Tây, Noel.
Theo đánh giá của ông, những khó khăn nhất mà doanh nghiệp ngành dệt may phải đối mặt trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này là gì?
Nếu không kết thúc sớm điều này thì nhiều doanh nghiệp sẽ rơi vào cảnh phá sản. Đặc biệt nhóm doanh nghiệp ở các tỉnh phía Nam.
Đối với TCM thì sao, thưa ông?
Theo ông, Thành phố cần có giải pháp gì để các doanh nghiệp nói chung sớm khôi phục hoạt động kinh doanh và sản xuất?
Thứ 2 là sớm đổi phương pháp dừng 3 tại chỗ. Tuy nhiên, tôi cũng mong đợi việc này sẽ kết thúc trong tháng 9. Nếu kéo dài nữa sẽ rất khó khăn vì theo tôi được biết, rất nhiều doanh nghiệp đã hết sức chịu đựng. Tôi hy vọng cuối tháng 9 Thành phố sẽ cho người lao động được đi làm lại, điều này sẽ giúp doanh nghiệp dần hồi phục.
Hiện tại, tỷ lệ người lao động TCM đã tiêm vắc xin mũi 1 được 85-90%, mũi 2 chỉ mới được khoảng 20%.
Trong bối cảnh hiện tại, nguyên liệu đầu vào và đầu ra của TCM có gặp những trở ngại nào không, thưa ông?
Điều lo ngại nhất là nếu cứ tiếp tục chậm tiến độ như vậy thì khách hàng sẽ chuyển đơn hàng đi các nước khác và doanh nghiệp sẽ mất đi đơn hàng vì khách hàng không thể nào mãi đợi được. Họ phải chuẩn bị đơn hàng cho năm mới, Tết tây, Noel. Đó là những dịp bán hàng rất tốt ở các nước châu Âu và Mỹ.
Còn đâu là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến khâu sản xuất của TCM?
Trong khi đó, chúng tôi phải trả chi phí rất nhiều, cứ 3 ngày lại phải xét nghiệm một lần cho người lao động thực hiện 3 tại chỗ .
Hiện tại, tiến độ xây dựng nhà máy Vĩnh Long đã thực hiện được bao nhiêu % và dự kiến nhà máy này khi nào được đưa vào hoạt động?
Mới đây, nhà máy đã bắt đầu được triển khai tiếp và chắc chắn sẽ chậm tiến độ, tầm tháng 11 sẽ hoàn thành. Nếu như đúng kế hoạch, sau khi đưa máy móc vận hành thì khoảng tháng 12/2021, nhà máy sẽ đi vào hoạt động.
Trong tương lai, khi dịch bệnh dần được kiểm soát, theo ông, đâu là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may nói chung và TCM nói riêng trở về trạng thái bình thường mới?
Lý do thứ nhất, thiếu hụt người lao động vì hiện tại khi các nhà máy đóng cửa, rất nhiều người lao động trở về địa phương. Để lao động trở lại, vấn đề tiên quyết là Thành phố phải chấm dứt được dịch bởi lẽ công nhân sẽ rất lo ngại vì nếu trở lại Thành phố liệu có phải quay trở về ngược lại không?
Lý do thứ hai, thời gian này đã gần cuối năm âm lịch. Xu hướng của người lao động là vào dịp cuối năm, họ sẽ về quê ăn Tết rồi mới quay trở lại làm việc nên rất có thể họ sẽ khó trở lại vào cuối năm nay. Tôi nghĩ lực lượng lao động của doanh nghiệp sau đợt dịch này sẽ bị thiếu hụt rất nhiều. Theo dự báo của tôi, tỷ lệ lao động tại doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 70-80% so với trước kia.
Do đó, để trở lại trạng thái bình thường mới, các doanh nghiệp dệt may đòi hỏi phải có thời gian, dự báo chậm nhất phải sang quý 1/2022 và điều này phụ thuộc rất lớn vào tình hình kiểm soát dịch của TP.HCM. Nếu Thành phố kiểm soát tốt, mọi hoạt động đều mở cửa thì người lao động sẽ yên tâm quay lại công việc. Nếu vẫn giãn cách, ‘ngăn sông cấm chợ’ thì điều này vẫn còn xa vời.
Riêng đối với TCM, khi TP.HCM áp dụng thực hiện bộ tiêu chí mới, phía TCM có thể đáp ứng được 70-80% lao động được trở lại bình thường.
Xin cám ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận