24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Đình Đạt
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chủ tịch Hiệp hội Mía đường: Ấn Độ cấm xuất khẩu đường không tác động đến Việt Nam

Trả lời câu hỏi ngành mía đường Việt Nam có thể bị ảnh hưởng ra sao nếu Ấn Độ hạn chế xuất khẩu, ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho rằng sự kiện này không liên quan, không tác động đến Việt Nam.

"Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đường không tác động đến ngành mía đường Việt Nam"

Trước thông tin Chính phủ Ấn Độ đang xem xét cấm xuất khẩu đường cho niên vụ tiếp theo, bắt đầu từ tháng 10/2023, Chủ tịch VSSA Nguyễn Văn Lộc cho biết, Việt Nam nhiều năm nay gần như không có giao dịch về đường với Ấn Độ. “Cơ bản là (Việt Nam - PV) không buôn không bán gì với Ấn Độ về đường”, theo ông Lộc.

Trong năm 2022, đường nhập khẩu từ Ấn Độ vào nước ta chỉ chiếm 0.16% tổng lượng đường mà Việt Nam nhập khẩu. Do đó, việc Ấn Độ hạn chế, cấm xuất khẩu đường không tác động và không liên quan đến ngành mía đường Việt Nam.

Hơn hết, Ấn Độ có xuất khẩu hay ngừng xuất khẩu thì cũng không tác động nhiều đến thị trường đường thế giới. “Thị trường đường thế giới chịu nhiều tác động không chỉ có cung cầu, còn đến từ tác động bởi chính sách trợ giá, trợ cấp và ảnh hưởng của ngành khác”, ông Lộc lý giải.

Cung – cầu hiện nay cân bằng, ở mức sát nhau

Liên quan đến thông tin Hội Lương thực - Thực phẩm TPHCM (FFA) vừa qua kiến nghị Chính phủ bổ sung thêm lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu tối thiểu 600,000 tấn đường để đảm bảo cân đối cung - cầu trong nước trong năm nay.

Trái với lo lắng đường nội cung không đủ cầu, ông Lộc cho biết việc kiến nghị là quyền của FFA, không phải ý kiến từ Hiệp hội Mía đường. Năm ngoái, Hiệp hội Sữa Việt Nam cũng kiến nghị bổ sung lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường thêm 600,000 - 800,000 tấn, nhưng Việt Nam không thiếu đường.

Một vấn đề nóng của ngành đường là việc thời gian gần đây, giá đường trên thị trường đã có những biến động bất thường, cho thấy bắt đầu có những dấu hiệu của hành vi găm hàng, tăng giá của một số đơn vị, đại diện VSSA cho hay. Giá đường có thể bị đẩy vượt quá mức độ hài hòa hợp lý đối với người tiêu dùng nếu xu hướng này tiếp tục.

Chủ tịch VSSA cho biết, quan điểm của Hiệp hội là cung - cầu đã tương đối cân bằng, giá bán cũng hợp lý, việc găm hàng sẽ khiến giá đường không còn ở mức hài hóa giữa người trồng mía, doanh nghiệp chế biến đường và người tiêu dùng. Trong trường hợp đó VSSA sẽ phản ứng.

Theo ông Lộc, ngành mía đường là ngành rất đặc biệt, những năm qua giá đường Việt Nam luôn ở mức thấp nhất châu Á do bị ảnh hưởng đường phá giá của Thái Lan, đường nhập lậu, ép giá đường xuống dưới giá mía, nông dân bỏ trồng mía, đa số doanh nghiệp đường hoạt động không hiệu quả.

“Niên vụ 2021 - 2022, ngành đường Việt Nam là ngành đường duy nhất ở châu Á phải đóng cửa 16 nhà máy. Điều đó cho thấy giá đường Việt Nam những năm vừa qua luôn bị đè xuống”, ông Lộc chia sẻ.

Nhìn chung, năm nay giá đường mới phục hồi tuy nhiên mức tăng rất chậm nếu so với mức tăng của giá đường trên thế giới. VSSA cho rằng mức giá này chỉ “đủ sống”, tức là người nông dân trồng mía có đủ thu nhập trang trải, có lời chút đỉnh. Ông Lộc nhận định cơ hội ngành mía đường là cơ hội lâu dài chứ không phải ngắn hạn.

Trong niên vụ 2022 - 2023, ngành đường Việt Nam đã thực hiện mục tiêu kép là nâng giá thu mua mía trong khi vẫn giữ giá đường ở mức tương đương và thấp hơn so với các nước sản xuất mía đường lân cận như Philippines, Indonesia và Trung Quốc. Hiện, ngành đường Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị vào vụ sản xuất ép mía 2023 - 2024 và một thị trường đường ổn định là yếu tố quan trọng bảo đảm đầu ra của chuỗi liên kết sản xuất mía đường.

Ông Lộc ước tính sản lượng đường sản xuất niên vụ tới dự kiến tăng thêm 10%, dự phóng này bao gồm cả việc trừ đi yếu tố El Nino. Nếu tăng được giá mía giống như Philipines, Trung Quốc thì khả năng sản lượng sản xuất sẽ tăng nữa.

Như trong công văn gửi cho hội viên ngày 29/08, VSSA đánh giá cung – cầu hiện nay cân bằng, ở mức sát nhau. Vấn đề hiện nay là găm hàng, tăng giá là không thể chấp nhận.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
24.04 -0.33 (-1.35%)
PTKT
21.48 +0.12 (+0.57%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả