Chủ tịch HDBank phản hồi gì về kỳ vọng của cổ đông trong năm 2023?
Mùa ĐHĐCĐ thường niên năm nay sôi động và được chú ý nhất có lẽ vẫn là các kỳ họp của các ngân hàng. Và một trong những Chủ tịch HĐQT người nước ngoài hiếm hoi đang giữ cương vị này, ông Kim Byoung Ho - Chủ tịch HDBank - đã gây ấn tượng mạnh trước các cổ đông bởi phong thái điềm đạm, sẵn sàng hỏi gì - đáp nấy đầy tự tin. Ông Kim không giấu tham vọng xây chiến lược đưa HDBank lên một tầm cao mới.
Bài phát biểu khai mạc ĐHCĐ ngắn nhất
Trong ấn tượng của nhiều cổ đông, bài phát biểu ĐHĐCĐ 2023 HDBank của vị Chủ tịch người Hàn, người vừa tròn 1 năm đảm nhiệm ghế nóng HĐQT HDBank có lẽ là một trong những khai mạc sự kiện ngắn nhất mùa ĐH này.
Ông Kim thẳng thắn nhận định về bối cảnh của 2022, với “nhiều biến động có tác động nhanh, phức tạp và khó lường”.
“Vượt lên những thách thức từ thị trường quốc tế, kinh tế Việt Nam năm qua đạt được một số kết quả tích cực… Bức tranh kinh tế vĩ mô thế giới và Việt Nam nêu trên đã tạo ra nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng mang đến những cơ hội cho ai biết nắm bắt. Với tinh thần chủ động, linh hoạt nắm bắt cơ hội ngay trong giai đoạn nhiều biến động, HDBank năm qua tiếp tục tăng trưởng cao, bền vững. Đồng thời chúng ta đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn cao, nợ xấu ở mức tốt, tốc độ tăng trưởng dư nợ và huy động cao dẫn đầu toàn ngành”, Chủ tịch HDBank cho biết.
Ông cũng nêu thẳng các vấn đề trọng tâm ĐHCĐ HDBank sẽ tập trung trong vài ý súc tích và kết thúc bài khai mạc của mình.
Hỏi nhanh - đáp gọn, tường minh với các vấn đề nóng trên thị trường
Ở phần thảo luận, ông Kim Byoung Ho vẫn với phong thái ngắn gọn, dứt khoát, rất điềm đạm, tận tình và luôn sẵn sàng khơi gợi, trân trọng các cổ đông: “Xin mời cổ đông đặt câu hỏi”, “Cổ đông còn có câu hỏi, vấn đề nào cần được trao đổi nữa không, chúng tôi xin được lắng nghe…”. Và như mọi ngân hàng khác trong mùa ĐHCĐ này, vị Chủ tịch thẳng thắn nói rõ cùng cổ đông về các vấn đề đang thu hút sự quan tâm trên thị trường.
Thứ nhất, cổ đông HDBank hỏi về vấn đề trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Khác với thị trường hình dung, số liệu báo cáo tài chính hợp nhất 2022 được kiểm toán bởi PwC, một trong Big 3 của kiểm toán uy tín toàn cầu, cho thấy năm qua HDBank không chỉ hoàn thành lợi nhuận 105% kế hoạch, các chỉ số tài chính vượt kế hoạch chiến lược và cam kết với nhà đầu tư, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro được tối ưu hóa; còn là một trong những ngân hàng có danh mục cho vay an toàn. Trên 90% khoản vay, tài trợ của HDBank có tài sản đảm bảo và mức độ dự phòng bao nợ xấu so với bình quân toàn ngành ở mức khá tốt, tỷ lệ nợ xấu luôn trên dưới 1%, nợ xấu riêng lẻ của ngân hàng thuộc nhóm thấp nhất toàn ngành.
Đặc biệt đến cuối 2022, HDBank chỉ có hơn 4,000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư, chiếm tỷ trọng chưa tới 2% tổng dư nợ. Và lãnh đạo HDBank cũng cho biết tất cả các khoản mục đầu tư TPDN của HDBank đều của các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động bình thường, thanh toán nghĩa vụ nợ đủ cho các trái chủ, là danh mục sinh lời tốt.
“Về phía HDBank, chúng tôi vẫn có kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi theo nội dung đã được ĐHCĐ 2022 của HDBank thông qua, và đang trong quá trình tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư phù hợp. Sự hiện diện và gắn bó của các đối tác chiến lược, quỹ đầu tư lớn như IMF, DEG, Affiniti, PYN… cho thấy họ đánh giá khách quan về lợi ích đạt được và triển vọng dài hạn của HDBank. Vì vậy trong 2 năm tới, dự kiến từ 2024, khi thị trường thuận lợi, HDBank sẽ tiếp tục triển khai chương trình để phát triển nguồn vốn giúp duy trì, đảm bảo an toàn nguồn vốn cao hơn nữa so với hiện tại và giúp chúng ta có đòn bẩy để cạnh tranh tốt hơn nữa trong giai đoạn”, ông Kim cho biết.
Thứ hai, đối với kỳ vọng của cổ đông về lợi ích nhận được khi tham gia tái cơ cấu TCTD khác. Theo tờ trình của NHNN Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, các NHTM tham gia tái cơ cấu TCTD khác sẽ được nới tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) lên 49%.
Lãnh đạo HDBank cho biết, để được NHNN tín nhiệm chỉ định hỗ trợ các ngân hàng yếu kém trong chiến lược tái cấu trúc, đặc biệt, HDBank đã hỗ trợ tích cực 03 Quỹ Tín dụng nhân dân, trước hết HDBank đã xây dựng nội lực và từ hệ thống trên nền tảng thành công những năm qua. Nhờ đó, năm 2022, ngân hàng tiếp tục phát triển bền vững từ nội lực với tăng vốn điều lệ lên trên 25,300 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu đạt xấp xỉ 39,000 tỷ đồng, vốn hóa doanh nghiệp đạt xấp xỉ 47,300 tỷ đồng, ngân hàng tiếp tục xây dựng và mở rộng tệp khách hàng ổn định, chinh phục trái tim 14 triệu khách hàng Việt Nam… Tỷ lệ an toàn vốn CAR đạt 13.4% - mức cao dẫn đầu ngành; tỷ lệ sư nợ/huy động đạt 76.6%, thấp hơn mức tối đa 85% do NHNN quy định…
Trên cơ sở đó, HDBank mới được là một trong 4 ngân hàng chọn trong chương trình nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém. Đây là một trong những khẳng định chắc chắn nhất cho tiêu chí an toàn, ổn định và HDBank đạt được. HDBank cho biết ngân hàng luôn chú trọng quản trị rủi ro, hiện đang tích cực.
“Về mặt chủ trương, cổ đông chúng ta đều biết khi Chính phủ và NHNN cho các ngân hàng tham gia tái cơ cấu các TCTD thì khả năng được nâng room ngoại lên 49%, nhưng cụ thể đề án HDBank giai đoạn này đang rất nhiều nội dung phạm vi trao đổi và bảo mật thông tin của dự án. Khi nào được phép công bố, chúng tôi sẽ thông tin về vấn đề này”, Lãnh đạo HDBank chia sẻ.
Theo NHNN cho biết, đến nay chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với bốn ngân hàng yếu kém đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là tin vui đối với HDBank, cổ đông HDBank cũng như với tiến trình thúc đẩy thực thi Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mà ngành ngân hàng đặt làm nhiệm vụ trọng tâm của 2023.
Slogan 2023 của HDBank: Phát triển bền vững, tiên phong dẫn đầu
Về chiến lược phát triển của HDBank, cổ đông hỏi về cơ sở tham vọng và mục tiêu của HDBank năm nay khá cao. Theo kế hoạch, HDBank đặt mục tiêu đặt mục tiêu lãi trước thuế 13,197 tỷ đồng, tăng 29% so với thực hiện năm trước. Tổng tài sản đạt 520,024 nghìn tỷ đồng, tăng 25% năm 2022. Trong đó, tổng dư nợ tín dụng kỳ vọng đạt 333.4 nghìn tỷ, tăng 25% (tuỳ tình hình phân bổ của NHNN), đồng thời khống chế nợ xấu dưới 2%.
Về huy động, HDBank kỳ vọng đến cuối năm 2023 tổng huy động sẽ tăng 24% tương ứng đạt 459.3 nghìn tỷ đồng. Các tỷ lệ sinh lời ROA, ROE năm 2022 mục tiêu đạt lần lượt 2.3% và 24.5%.
Theo người đứng đầu HDBank cho biết, đây là "tham vọng có cơ sở". Bởi qua qua 10 năm đổi mới, nhà băng ghi nhận chỉ số tăng trưởng luôn đạt 700-800%. Yếu tố này là nền tảng, đảm bảo tính khả thi cao cho những mục tiêu đặt ra năm nay.
Đáng chú ý, ông Kim Byoung Ho - Chủ tịch HDBank, cho rằng, khó khăn của năm qua và những thách thức của năm 2023, cũng không làm chậm lại kế hoạch chiến lược của giai đoạn 2021-2025 mà HDBank đã đề ra. Với khối tài sản bền vững, nền tảng và sự tự tin, đồng lòng của Lãnh đạo, CBNV, HDBank khẳng định “năm 2023 là năm của những kế hoạch hành động mới. “HDBank luôn nhắc nhở mình và các nhân viên không bao giờ tự mãn”, phải tiếp tục đổi mới, chủ động vượt qua mọi giới hạn và dù đang ở đỉnh cao mọi thời đại, HDBank vẫn luôn lên những kế hoạch và hành động mới.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để đi những bước đầu tiên, tiên phong trong nhiều lĩnh vực; cũng như đã chuẩn bị sẵn sàng cho năm 2023 chinh phục những thử thách mới, tiếp tục đưa HDBank phát triển theo đúng mục tiêu chiến lược đề ra, trở thành ngân hàng trong top đầu của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam”, ông khẳng định. Được biết, trong ĐHCĐ năm nay, HDBank cũng là ngân hàng “đi đúng trọng tâm” của xu hướng kinh tế toàn cầu, tiếp tục định hướng phát triển bền vững, đẩy mạnh tín dụng xanh và kinh tế số nhằm đóng góp cho kinh tế ổn định, bền vững của Việt Nam. Ngân hàng dự kiến chia cổ tức 25% trong đó 10% tiền mặt và 15% cổ phiếu, thuộc nhóm nhà băng chia cổ tức cao và đều đặn nhất trên thị trường.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận