Ảnh đại diện Pro
Chu kỳ rực rỡ của chứng khoán đang đến
Chu kỳ tt (4 năm 1 sóng tăng): 2012-2013, 2016-2017, 2020-2021, giờ là 2024-...
→ Chỉ số VNINDEX( trung bình của phần lớn các cổ phiếu trên thị trường) tăng từ 80-130%, điều này cũng tương đương với việc phần lớn các cổ phiếu tăng 3-10 lần trong những giai đoạn đó.
Chu kỳ tiền tệ (lãi suất thấp + tín dụng cao):
→ Lãi suất thấp kỷ lục, thấp hơn cả c.o.v.i.d, tiền để bank gần như ko có lợi nhuận, nên sẽ khắc đẩy ra ngoài, nhanh chậm tùy tt nhưng cũng đang bắt đầu rồi đó
→ Tín dụng cao (giao ngay từ đầu năm là 15%, mức cao nhất trong 5 năm gần đây): thường thực hiện sẽ cao hơn kế hoạch đặt ra vài % + kinh tế đang bắt đầu hồi phục nên năm nay có thể là 1 năm tăng trưởng tín dụng rất mạnh
Nâng hạng thị trường lên mới nổi
Thượng tầng đang hành động quyết liệt từ hệ thống đến các tiêu chí để đạt điều kiện nâng hạng lên mới nổi theo tổ chức xếp hạng FTSE và MSCI trong năm 2025. Thường sẽ hút từ 3-5 tỷ đô vốn ngoại đổ vào tt trong năm đầu tiên, tương đương khoảng 70-110k tỷ, giải ngân cả năm chưa hết. Thường 1-2 năm trước khi đc chính thức nâng hạng, chỉ số tăng trên 50% và cp tăng x3-5 lần.
→ Nó giống như việc bạn lên chức vụ mới vậy, sẽ có những mối quan hệ mới cao hơn + cơ hội nhiều hơn
Mới đây, ngày 18/09/2024, Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đón nhận một tin tức vô cùng quan trọng khi Bộ Tài chính đã thông qua Thông tư 68/2024/TT-BTC với nội dung “bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực thi hành từ ngày 02/11/2024.”
Thông tư 68/2024/TT-BTC mang đến một số thay đổi then chốt, giúp tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các tổ chức quốc tế:
+ Non Pre-funding Solution (NPS): Đây là quy định cho phép các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài mua cổ phiếu mà không cần có đủ tiền trước. Điều này tạo thuận lợi cho các giao dịch lớn và giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút vốn ngoại là yếu tố quyết định để Việt Nam nâng hạng.
+ Công bố thông tin bằng tiếng Anh: Thông tư đưa ra lộ trình công bố thông tin song ngữ từ năm 2025 đến năm 2028. Điều này giúp nâng cao tính minh bạch và chuẩn hóa thông tin trên thị trường, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia.
+ Giới hạn sở hữu nước ngoài: Hiện tại, quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) tại Việt Nam đang bị giới hạn ở mức 49% đối với nhiều lĩnh vực, bao gồm ngân hàng và một số ngành nghề đặc thù. Điều này hạn chế dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài khi room ngoại bị lấp đầy. Tuy nhiên, khi thị trường được nâng hạng và song hành với các chính sách cải thiện từ phía Chính phủ, room ngoại có thể được nới lỏng hoặc bãi bỏ đối với một số ngành trọng điểm. Đây là một yếu tố thu hút dòng vốn ngoại khổng lồ, giúp tăng thanh khoản và giá trị thị trường cho các cổ phiếu đầu ngành.
Sự kiện này đánh dấu bước tiến gần hơn trong quá trình nâng hạng lên thị trường mới nổi. Việc ban hành Thông tư không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài thông qua giải pháp Non Pre-funding, mà còn thúc đẩy sự minh bạch với việc yêu cầu công bố thông tin bằng tiếng Anh.
Đây chính là tín hiệu cho thấy Việt Nam đang tiến gần hơn đến việc được nâng hạng bởi các tổ chức quốc tế như FTSE Russell và MSCI, mở ra nhiều cơ hội cho dòng vốn ngoại và sự phát triển bùng nổ của thị trường.
Những thị trường đã được MSCI nâng hạng gần đây diễn biến thế nào?
Theo nghiên cứu từ Học viện CFA, khi một thị trường được nâng hạng từ cận biên sang mới nổi, chỉ số chính sẽ tăng trung bình 23,2% từ ngày thông báo đến ngày có hiệu lực.
Cùng điểm qua 1 số thị trường gần đây xem tiềm năng là gì?
- Thị trường Pakistan năm 2017 chính thức nâng hạng chỉ số (Karachi 100 (KSE)) tăng 50% trong từ 2015-2017, tương đương với việc cổ phiếu tăng 2-5 hoặc thậm chí 10 lần trong khoảng thời gian trên.
- Thị trường Saudi Arabia năm 2019 chính thức nâng hạng chỉ số Tadawul All Share (TASI) tăng 50% trong từ 2017-2019.
- Thị trường Qatar năm 2014 chính thức nâng hạng các chỉ số tăng 50-70% trong từ 2012-2014.
- Thị trường Argentina năm 2019 chính thức nâng hạng chỉ số S&P Merval tăng 150% trong từ 2017-2019.
⇒ KẾT LUẬN: TTCK Việt Nam đang đứng trước DẤU MỐC LỊCH SỬ trong những năm nới với mục tiêu NÂNG HẠNG lên thị trường MỚI NỔI. Song hành cũng tạo nên CƠ HỘI THAY ĐỔI TÀI SẢN LỚN, cổ phiếu tăng 2-5 hoặc thậm chí 10 lần là điều hết sức bình thường. Tất nhiên, để nhận được huy chương khi hòa bình thì điều kiện cần là trong lúc ch.iến tr.anh bạn phải còn sống đã. Vậy nên, hãy cố gắng BẢO TOÀN VỐN tốt nhất trước các đợt ĐIỀU CHỈNH MẠNH trước khi nó trở lại thời kỳ RỰC RỠ.
Chu kỳ rực rỡ của chứng khoán đang đến. Chu kỳ tt (4 năm 1 sóng tăng): 2012-2013, 2016-2017, 2020-2021,  ...

Nhà đầu tư lưu ý
9 Yêu thích
5 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ