Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Chu kỳ kinh tế là yếu tố quan trọng tác động đến mọi mặt của nền kinh tế, từ tăng trưởng, lạm phát đến thị trường tài chính và hàng hóa. Khi một nền kinh tế thay đổi giai đoạn trong chu kỳ, sự dịch chuyển của dòng vốn và nhu cầu hàng hóa cũng biến động theo. Hiện tại, các nền kinh tế lớn đang ở những giai đoạn khác nhau của chu kỳ, kéo theo những tác động đáng kể lên thị trường
1. DIỄN BIẾN CHU KÌ KINH TẾ CỦA CÁC NỀN KINH TẾ LỚN
Nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng nhưng bắt đầu bước vào cuối chu kỳ, với các dấu hiệu chậm lại rõ ràng trong thị trường lao động và các chỉ số kinh tế vĩ mô. Dự kiến, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ duy trì chính sách lãi suất ổn định hoặc có thể cắt giảm trong thời gian tới nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự thận trọng của Fed có thể làm chậm lại sự phục hồi của một số lĩnh vực, đặc biệt là tiêu dùng và đầu tư.
Sau giai đoạn suy thoái sâu, Trung Quốc đang bắt đầu xu hướng phục hồi. Dù lĩnh vực bất động sản vẫn đang đì trệ, nhưng chính phủ đã và sẽ tiếp tục đưa ra các biện pháp kích thích nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng. Việc bơm tiền vào nền kinh tế có thể thúc đẩy sản xuất công nghiệp và tạo ra nhu cầu lớn đối với các nguyên liệu thô, đặc biệt là kim loại công nghiệp như đồng.
Hầu hết các nền kinh tế lớn trong khu vực Châu Âu đang rơi vào suy thoái. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã bắt đầu cắt lãi suất, nhưng tác động vẫn chưa đủ lớn để kích thích tăng trưởng. Nhu cầu nội địa suy giảm kéo theo sự sụt giảm tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các nguyên liệu công nghiệp.
Hình: Biểu đồ chu kỳ kinh tế của các nền kinh tế lớn
2. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
Hình: Chỉ số Hàng hóa Bloomberg đã tăng +2,1%. kể từ đầu tháng.
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHU KÌ KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
- Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và thị trường hàng hóa là tương hỗ. Khi các nền kinh tế bước vào giai đoạn suy giảm hoặc phục hồi, nhu cầu đối với các loại hàng hóa sẽ thay đổi theo.
- Khi Mỹ bước vào cuối chu kỳ tăng trưởng, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư có thể chững lại, làm giảm sức ép lạm phát nhưng đồng thời cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa.
- Trung Quốc đang trong giai đoạn phục hồi, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu nguyên liệu thô, tạo ra động lực cho giá kim loại công nghiệp và hàng hóa khác.
- Châu Âu bước vào suy thoái làm giảm nhu cầu tiêu thụ, tạo ra tác động tiêu cực đối với một số loại hàng hóa nhất định.
Nhìn chung, chu kỳ kinh tế của các nền kinh tế lớn sẽ tiếp tục tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường hàng hóa, với vàng và kim loại công nghiệp là hai nhóm hàng hóa chịu tác động mạnh nhất.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường