Chịu tác động kép, Vitaco ôm lỗ trong quý 3
Cước tàu cho thuê định hạn và nguồn hàng khai thác đồng loạt giảm là tác nhân chính khiến CTCP Vận tải Xăng dầu Vitaco (HOSE: VTO) báo lỗ ròng hơn 2 tỷ đồng trong quý 3. Đây cũng là kết quả quý tệ nhất mà đơn vị phải gánh chịu sau hơn 8 năm kể từ quý 1/2013.
Kết quả kinh doanh quý 3/2021 của VTO. Đvt: Tỷ đồng
Theo BCTC hợp nhất quý 3/2021, VTO ghi nhận doanh thu thuần giảm 10% so với cùng kỳ, xuống còn 221 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn tăng nhẹ khiến biến lãi gộp của đơn vị kéo lùi từ 17% xuống còn 5%.
Trong kỳ, các chi phí cũng đồng loạt giảm tốc so với cùng kỳ. Tuy nhiên, doanh thu không đủ bù đắp chi phí khiến VTO lỗ ròng hơn 2 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 15.6 tỷ đồng).
Lũy kế 9 tháng đầu năm, VTO ghi nhận doanh thu thuần giảm 14% so với cùng kỳ, xuống còn 746 tỷ đồng. Ngược lại, lãi ròng lại tăng 12%, đạt hơn 39 tỷ đồng.
Năm 2021, VTO dự kiến doanh thu đạt 1,034 tỷ đồng, giảm 12% và lãi trước thuế gần 91 tỷ đồng, đi ngang so với thực hiện năm 2020. So với kế hoạch, VTO đã thực hiện được 72% chỉ tiêu doanh thu và 56% chỉ tiêu lãi trước thuế 2021.
Tính đến 30/90/2021, tổng tài sản của VTO ghi nhận gần 1,782 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hồi đầu năm. Hàng tồn kho cũng giảm 7%, xuống còn 95 tỷ đồng chủ yếu là nguyên liệu, vật liệu.
Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn gần 128 tỷ đồng, tăng 52% so với đầu năm. Trong đó, phải thu Tổng Công ty vận tải thủy Petrolimex gần 33 tỷ đồng (tăng 94%) và Tập đoàn Xây dựng Việt Nam hơn 24 tỷ đồng (tăng 26%).
Nợ phải trả tại thời điểm này cũng tăng 6%, lên hơn 724 tỷ đồng. Đáng chú ý, dự phòng phải trả ngắn hạn hơn 138 tỷ đồng, tăng 66% chủ yếu biến động ở khoản dự phòng chi phí sửa chữa tài sản cố định định kỳ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận