Chỉnh hay là sập? Chỉnh tới đâu?
VNIndex mất điểm ở cả ba phiên cuối tuần, đóng cửa phiên thứ Sáu tại 1.255 điểm. Có điểm đáng chú ý cần nhắc đến, đó là trước đây mỗi lần index điều chỉnh đều là giảm rất sâu trong 1 phiên, nhưng đợt này giảm 3 phiên mới mất có hơn 20 điểm, cũng là một điểm cho thấy thị trường lành mạnh hơn trước.
Hầu hết nhóm ngành đều điều chỉnh trong tuần, giảm mạnh nhất ở nhóm Tài chính (-4,2%) và Vật liệu (-2,9%). Trong đó, nhiều mã đi xuống khá mạnh như MBB (-8,1%), VIB (-7,7%), CTG (-6,6%), VCI (-7,6%), HSG (-4,4%), HCM (-4,4%).
Một số cổ phiếu đã có đợt tăng giá mạnh trong thời gian qua giảm sàn hoặc giảm mạnh do áp lực chốt lời trước mùa báo cáo quý 1 là nguyên nhân chính gây áp lực trên thị trường, như GVR DPR… cùng với Tv2 sàn do nhiệt điện sông hậu 2 nguy cơ bị thu hồi giấy phép đầu tư, dẫn đến ảnh hưởng tâm lý và kéo theo các mã đã tăng mạnh khác cũng bị chốt lời làm giảm giá mạnh như DRI DDV IJC SZC… Các mã ngân hàng và chứng khoán cũng giảm đồng loạt, là do nhu cầu chốt lời trước mùa báo cáo. Đây là tín hiệu bán chốt lãi thông thường thôi chứ không phải dấu hiệu nguy hiểm do vĩ mô có vấn đề. Trong số này, nhóm ngân hàng đã giảm khá nhiều, từ 5-8% trong tuần, nên sẽ sớm ổn định trở lại. Giảm mạnh trên nhiều mã do chốt lãi thế này ko sợ như sàn do call margin khi toàn thị trường đã bị giảm sâu xuống bên dưới MA50 do vĩ mô xấu hồi tháng 10 năm ngoái, vì hiện tại ở những mã đó ai đầu tư cũng đã lãi to rồi, người đã bán ở trên thì canh mua lại hàng của người ra chậm hơn, giảm chút nữa thì người chưa bán sẽ thấy giảm nhiều từ đỉnh rồi nên không muốn bán nữa, người đu đỉnh cao nhất thì cắt 7-10%, quá vùng này là hết lực bán cắt lộ, nên sẽ sớm có sự cân bằng chứ không cần lo sợ. Như T cầm DGC sau khi đạt đỉnh 131 cũng sang về 117, và bây giờ sau nhiều tuần DGC vẫn đang có giá quanh 120 chứ không có chuyện sàn liên tục do chốt lãi.
Trong tuần rung lắc ở chỉ số chung, dòng tiền tiếp tục hướng đến những nhóm mang yếu tố “đi sau” như nhóm Dầu khí ngược dòng tăng điểm nhờ PVS (+7,7%), BSR (+3,4%), PVD (+1,7%) bên cạnh trạng thái tích cực duy trì ở các mã Bất động sản tầm trung như NTL (+8,8%), NVL (+6,1%), PDR (+1,1%). Các mã vốn hóa trụ cột VIC (+0,3%), VHM (+0,2%) vẫn trụ vững. Hay nhóm Hàng không và Dịch vụ hàng không cũng khởi sắc trở lại với điểm sáng ở HVN (+18,5%), SCS (+2,8%).
Ở phía các mã đặc thù có câu chuyện riêng, RAL CMG VFG… vẫn nổ điểm mua bất chấp mấy phiên giảm mạnh cuối tuần qua. Khi index giảm mà cứ có những cổ phiếu tăng ngược như thế này thì đó là chỉ báo cho thấy thị trường chỉ chỉnh nhẹ chỉnh ngắn rồi lại tăng, cho thấy thị trường vẫn đang ổn. Việc giảm điểm đợt này chỉ là điều chỉnh bình thường lành mạnh chứ không phải do vĩ mô thay đổi. Vì vậy việc cần làm là phán đoán xem liệu thị trường điều chỉnh về đến vùng nào sẽ tăng trở lại, để tránh việc bán tháo không cần thiết do lo ngại giảm sâu đồng loạt.
Trong hai hình dưới đây, ta thấy có ba vùng hỗ trợ quan trọng cho chỉ số, giúp chỉ số có thêm thời gian để chờ MA50 bắt kịp, qua đó làm thị trường bền hơn. Vùng hỗ trợ đầu tiên là ngay tại 1255-1250, tạo bởi đường trendline như trong hình với 4 điểm chạm trước đây đều tạo được hỗ trợ, lần này là lần thứ 5 chạm tới đường hỗ trợ này. Vùng hỗ trợ thứ hai tạo bởi đường nằm ngang tại đỉnh sóng 1255 vào tháng 9 năm 2023, khi kháng cự bị phá vỡ sẽ trở thành hỗ trợ. Điểm hỗ trợ 1250-1255 có thể sẽ là vùng điểm số giúp index tạm dừng và có thời gian chờ MA50 đuổi kịp, và trở thành điểm tựa để index tiếp tục tăng lên và các cổ phiếu leader mới thay phiên các leader cũ đã tăng nhiều dẫn dắt thị trường.
Vì thị trường chỉ là nhịp chỉnh bình thường, không sâu, nên việc mua bán quản trị rủi ro vẫn diễn ra bình thường. Riêng trường hợp nđt đang full margin cảm thấy muốn bán gì đó thì có thể bán bớt các mã đã tăng nhiều trên 20% nay giảm thủng đường ma10 để giảm margin, vì đây là các mã đã có điểm bán chốt lãi, với các mã khác mới mua chưa bị giảm qua điểm dừng hoặc chưa tăng nhiều thì cứ giữ. Khi thị trường chung tốt mà cổ phiếu tăng trên 20% xuất hiện tín hiệu bán thì ta vẫn bán chốt lời bình thường, khuyến nghị bán chốt lãi với các mã tăng nhiều chỉ là hành động mua bán bình thường thôi chứ không phải hàm ý lo thị trường giảm sâu.
Một số ý kiến lo giá vàng và giá dầu lên cao thì có phải chỉ báo vĩ mô xấu hay không. Cái này chắc chắn là không phải chỉ báo xấu. Vì qua các năm lạm phát toàn cầu đãn lên tầm 20% so với thời kỳ bình quân 2022, nên dầu và vàng cũng phải lên một chút là bình thường. Giá dầu gần đây còn lên do căng thẳng của trung đông, cùng với lý do chính là phục hồi kinh tế ở nhiều quốc gia, nên giá dầu tăng lên tầm 90 95 là bình thường mới chứ không có gì xấu, đầu chu kỳ kinh tế giá dầu luôn phải có nhịp tăng, như cuối 2015 đầu 2016 dầu cũng bắt đầu tăng lên cao, nhưng thị trường và nền kinh tế vẫn mạnh mẽ kéo dài sau đó. Về giá vàng, do trung quốc bị suy thoái vì cơ cấu dân số bị gà hoá nhanh, nên kinh tế đang chìm sâu vào khủng hoảng, cổ phiếu và BDS đều là những thứ cứ bỏ tiền vào là lỗ, trong khi chính phủ TQ thì đang nới lỏng tiền tệ vô tội vạ để cứu kinh tế, nên dân trung lưu trung quốc phải đi mua vàng để giữ tài sản, chính phủ TQ cũng làm như vậy, nên làm cho giá vàng đợt này cũng tăng, chứ không phải do sắp suy thoái toàn cầu mà vàng tăng. Đây chỉ là sự suy thoái ở 1 quốc gia thôi, và quốc gia đó có dân số quá đông nên ảnh hưởng mạnh tới giá vàng. Trung quốc suy thoái thì có làm toàn cầu suy thoái không? Câu trả lời là không vì bản chất trung quốc tứ 2015 tới nay đã đi vào suy thoái rồi chứ ko phải bây giờ mới suy thoái. Trung quốc là nước xuất khẩu mạnh trước đây, lâu nay họ suy thoái là cơ hội cho VN và các nước tương tự vươn lên trở thành trung tâm sản xuất mới chứ không có gì xấu cả.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường