menu
Chiến tranh thương mại 2.0 Mỹ - Trung, bên nào chịu thiệt?
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chiến tranh thương mại 2.0 Mỹ - Trung, bên nào chịu thiệt?

Chúng ta đều biết tổng thống Donald Trump đã chính thức là vị tổng thống thứ 47 của Mỹ. Với chính sách ưu tiên quyền lợi của Mỹ, khả năng khi ông lên nắm quyền sẽ áp đặt một mức thuế quan mới cho hàng hoá trung quốc. Trong quá trình tranh cử, tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã đưa ra những định hướng hạn chế mạnh mẽ vào Trung Quốc bao gồm:

1. Tiếp tục và mở rộng các mức thuế cao:

- Điện tử và viễn thông: Dự kiến mức thuế 25%

- Quần áo và giày dép: Dự kiến 15-25%

- Hóa chất, phân bón và vật liệu xây dựng: Dự kiến 10%-25%

- Thép và nhôm: Dự kiến 60%

- Đồ gia dụng và sản phẩm gia đình: Dự kiến 10-25%

- Hạt điều, gạo, trái cây tươi và các sản phẩm nông sản khác: Dự kiến 10-25%

2. Đưa Trung Quốc vào danh sách “thao túng tiền tệ”. Trong quá khứ, để đối phó với các chính sách áp đặt từ Mỹ, Trung Quốc đã chủ động phá giá đồng Nhân Dân Tệ để tạo lợi thế trong thương mại. Điều này có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt về thuế và yêu cầu Trung Quốc thay đổi chính sách tiền tệ hoặc đối mặt với những trừng phạt thương mại.
3. Áp dụng thuế với các ngành chiến lược: bao gồm công nghệ, viễn thông và các sản phẩm công nghệ cao. Đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ mới, AI, 5G.
4. Khuyến khích doanh nghiệp chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc: khuyến khích các công ty Mỹ đưa sản xuất trở lại Mỹ hoặc chuyển sang các quốc gia khác thay vì sản xuất tại Trung Quốc. Hệ quả của các biện pháp áp thuế sẽ làm tăng chi phí sản xuất tại Trung Quốc, từ đó khuyến khích các quốc gia chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.
5. Tăng cường sử dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu: Trump cũng có thể tiếp tục sử dụng các biện pháp trừng phạt khác, như hạn chế xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm sang Trung Quốc hoặc cấm các công ty Mỹ làm ăn với các công ty Trung Quốc mà ông cho là đe dọa đến an ninh quốc gia.

Đáp lại những định hướng này, phía Trung Quốc sẽ có những biện pháp đáp trả, có thể bao gồm:

1. Áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ: các sản phẩm như nông sản (như đậu nành, thịt lợn, trái cây, vv.), ô tô, hóa chất, đồ gia dụng, và các sản phẩm công nghiệp với mức thuế từ 10-25%
2. Hạn chế đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc: Áp dụng các biện pháp hạn chế đầu tư từ các công ty Mỹ vào các lĩnh vực nhạy cảm hoặc chiến lược như công nghệ, sản xuất quốc phòng, và các lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia.
3. Bán trái phiếu chính phủ Mỹ (nếu cần thiết): Trung Quốc là một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ, đặc biệt trong việc nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ (US Treasuries). Đây có thể là một biện pháp trả đũa mà Trung Quốc có thể sử dụng, dùng "vũ khí tài chính" này để làm yếu đi đồng USD hoặc gây sức ép lên nền kinh tế Mỹ.

Điểm nổi bật nhất trong các chính sách của cả 2 bên sẽ là về vấn đề áp thuế vào các mặt hàng xuất khẩu của nhau. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra liệu việc áp thuế này sẽ gây thiệt hại như thế nào đến kinh tế và lạm phát của cả 2 nước.

Chiến tranh thương mại 2.0 Mỹ - Trung, bên nào chịu thiệt?

- Mỹ là thị trường Trung Quốc có thặng dư xuất khẩu lớn nhất. Vì vậy, các chính sách thuế quan tại ra sẽ là một đòn nặng ảnh hưởng đến kinh tế của Trung Quốc. Nói cách khác, cán cân lợi thế thương mại hiện tại nghiêng hẳn về phía Mỹ. Hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ chiếm 3-4% GDP của Trung Quốc, trong khi hàng hoá Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 0,5% GDP Mỹ. Vì vậy việc hạn chế xuất khẩu sẽ là đòn mạnh vào kinh tế Trung Quốc nếu điều này xảy ra. Giải pháp khả dĩ nhất sẽ là Trung Quốc sẽ phải xuất khẩu sang những thị trường khác để bù đắp thiệt hại. Điều này đã từng xảy ra trong giai đoạn trước (2018-2020)

Chiến tranh thương mại 2.0 Mỹ - Trung, bên nào chịu thiệt?

- Các hành động trả đũa thuế quan của Trung Quốc sẽ không có nhiều tác động đến lạm phát Mỹ. Bởi lạm phát Mỹ sẽ chỉ bị ảnh hưởng nếu nước này áp mức thuế cho tất cả các nước (10-20%, theo giả định này, PCE của Mỹ sẽ tăng 0.7%), nhưng nếu Mỹ chỉ áp thuế cho hàng hoá Trung Quốc tác động sẽ không quá lớn (giả định mức thuế mới 35-40% cho hàng hoá Trung Quốc sẽ chỉ làm PCE Mỹ tăng 0.3%) điều này là bởi vì khi đó Mỹ sẽ bù đắp thiếu hụt bằng các thị trường khác. (tương tự giai đoạn 2018-2020)

Chiến tranh thương mại 2.0 Mỹ - Trung, bên nào chịu thiệt?

Ngược lại, nếu các biện pháp thuế quan được đưa ra, áp lực tỷ giá sẽ là vấn đề lớn với nền kinh tế Trung Quốc, lật lại lịch sử, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong quá khứ đã làm tỷ giá của Trung Quốc tăng đột biến.

Chiến tranh thương mại 2.0 Mỹ - Trung, bên nào chịu thiệt?
=>Như vậy: Nếu chiến tranh thương mại 2.0 xảy ra, Trung Quốc sẽ là bên chịu tác động kép cả về kinh tế lẫn tỷ giá.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả