24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hai H Nguyen Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

[CHIẾN THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TY GIÁ TRỊ] 13 bước để xây dựng một công ty nhiều người muốn ‘đầu tư, mua lại’ cho người mới bắt đầu

Nhiều người chủ công ty khi xây dựng doanh nghiệp luôn gặp vấn đề trong việc huy động vốn, hoặc bán lại cho người khác. Lý do là họ chưa biết làm cho sản phẩm (doanh nghiệp) của mình trở nên hấp dẫn trong con mắt của nhà đầu tư và người mua lại khác.

Dưới đây là 13 bước để xây dựng một công ty mà nhiều người muốn đầu tư, mua lại:

Bước 1: Đừng chung chung, hãy tập trung.

Nếu công ty của bạn chỉ tập trung vào một thứ phục vụ khách hàng thật tốt, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó, thì bạn sẽ trở nên nổi bật hơn so với những đối thủ cạnh tranh.

Bước 2: Chỉ dựa vào nguồn doanh thu đến từ một vài khách hàng lớn là rất rủi do cho doanh nghiệp của bạn.

Điều này cũng làm cho những người đầu tư, mua lại giảm hứng thu với công ty.

Hãy chắc rằng không có khách hàng nào chiếm quá 15% tổng doanh thu ở doanh nghiệp của bạn.

Bước 3: Sỡ hữu một quy trình rõ ràng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thuyết trình, bán hàng, đào tạo, kiểm soát chất lượng.

Càng rõ ràng về quy trình bán hàng của bạn bao nhiêu, khách hàng tiềm năng sẽ càng thích mua sản phẩm của bạn hơn, với những mức giá tốt hơn.

Bước 4: Đừng để cá nhân chủ doanh nghiệp và công ty phụ thuộc vào nhau quá nhiều.

Nếu người đầu tư, mua lại thấy doanh nghiệp không thể tự vận hành và tăng trưởng khi không có bạn. Họ sẽ không đưa ra mức giá tốt nhất

Bước 5: Tránh nguồn doanh thu xấu (doanh thu làm xong rồi mới nhận tiền).

Một khi bạn đã chuẩn hoá quy trình cho sản phẩm của bạn với chất lượng cao, và khách hàng muốn mua nó.

Hãy thu tiền trước 100% hoặc sử dụng việc thu phí đều đặn hằng tháng để tạo ra dòng tiền dương.

Bước 6: Đừng sợ khi phải nói không với các dự án.

Chứng tỏ rằng công ty bạn rất nghiêm túc vào việc bán các sản phẩm chuyên biệt của công ty mình.

Nói không với những nghiệp vụ không thuộc chuyên môn cao của công ty.

Bạn càng nói không với những dự án không phù hợp, bạn sẽ càng có nhiều lời giới thiệu tới những người thực sự cần sản phẩm chuyên biệt của công ty bạn.

Bước 7: Dành thời gian để tính toán xem có bao nhiêu kênh bán hàng, khách hàng bạn có thể tiếp cận để bán hàng.

Con số này rất quan trọng khi bạn muốn gọi đầu tư, bán công ty của mình bởi vì nó cho phép nhà đầu tư, người mua ước lượng được kích cỡ thị trường.

Từ đó quyết định xem có nên mua doanh nghiệp của bạn hay không.

Bước 8: Hai (ít nhất) đại diện bán hàng thì tốt hơn một.

Thông thường, các nhân sự kinh doanh sẽ thích có sự cạnh tranh, nên điều này giúp cải thiện kết quả bán hàng tốt hơn.

Và từ hai nhân sự bán hàng trở lên, chứng minh với nhà đầu tư, người mua rằng bạn có một hệ thống bán hàng hiệu quả, có thể nhân rộng được, không bị phụ thuộc bởi bất cứ một cá nhân bán hàng nào.

Bước 9: Hãy thuê những người giỏi biết bán sản phẩm, chứ không phải bán dịch vụ.

Vì người biết bán sản phẩm sẽ biết cách thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm hiện tại phù hợp với nhu cầu của khách hàng ra sao?

Còn người giỏi bán dịch vụ sẽ dễ dàng đồng ý với khách hàng để chỉnh sửa sản phẩm, cá nhân hoá theo nhu cầu của từng khách hàng đó.

Chính vì vậy, những công ty tăng trưởng nhanh toàn cầu, được mua lại với giá tốt phần nhiều là những công ty bán sản phẩm.

Bước 10: Cần ít nhất hai năm trên bản báo cáo tài chính để minh chứng cho kết quả chuyên môn hoá sản phẩm của bạn trước khi bán, gọi vốn vào doanh nghiệp.

Bước 11: Xây dựng một đội ngũ quản lý tốt, được thúc đẩy với những cơ chế lương thưởng tốt dài hạn dựa vào kết quả năng lực công việc và sự trung thành của họ.

Bước 12: Tìm một người cố vấn cho bạn và công ty bạn, người đó không phải là khách hàng hiện tại của công ty bạn.

Phải chắc chắn rằng họ có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang làm.

Bước 13: Tránh việc nhà môi giới chỉ giới thiệu bạn gặp gỡ với một nhà đầu tư, người mua lại.

Bạn cần phải tạo ra sự cạnh tranh giữa những người muốn đầu tư, mua lại.

Điều này giúp bạn có định giá tốt hơn, có những điều khoản tốt hơn, cũng như rút gọn thời gian hoàn thành của thương vụ xuống.

Doanh nghiệp của bạn hiện tại đã đạt được bao nhiêu % trong số 15 bước kể trên? (Hãy xem chi tiết từng bước ở các bản tin sau)

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Hai H Nguyen Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả