24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trần Hà My
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chỉ Số RSI Là Gì? Cách Ứng Dụng Chỉ Số RSI Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

Chỉ số RSI là một công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về chỉ số RSI cũng như ứng dụng RSI để phân tích biến độ giá chứng khoán.

1. Chỉ số RSI là gì?

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (Relative Strength Index) là một chỉ báo động lượng được ứng dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật (PTKT) nhằm đo lường mức độ và tốc độ biến động giá trong một khoảng thời gian để đánh các điều kiện quá mua (overbought) hoặc quá bán (oversold) của một cổ phiếu hoặc tài sản khác.

Chỉ số RSI được biểu diễn dưới dạng một bộ dao động (một đồ thị đường di chuyển giữa 2 điểm cực trị) mang giá trị từ 0 đến 100. Chỉ báo này được giới thiệu lần đầu bởi J. Welles Wilder Jr. trong cuốn sách “New Concept in Technical Trading Systems” của ông xuất bản vào cuối thập niên 70.

Cách đọc chỉ báo RSI phổ biến nhất đó là, khi giá trị RSI từ 70 trở lên biểu thị cổ phiếu đang bị mua quá mức hoặc được định giá quá cao so với giá trị thật, có thể dẫn tới sự điều chỉnh giá hoặc giá quay đầu giảm. Ngược lại khi giá trị RSI từ 30 trở xuống biểu thị cổ phiếu đang bị bán quá mức hoặc bị định giá quá thấp so với giá trị thật.

Chỉ Số RSI Là Gì? Cách Ứng Dụng Chỉ Số RSI Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

2. Công thức tính chỉ số Sức mạnh tương đối RSI

Chỉ số RSI được xác định dựa trên công thức sau:

RSI = 100 - 100/(1+RS)

Trong đó:

  • RS = (Trung bình giá đóng cửa tăng của x kỳ)/(Trung bình giá đóng cửa giảm của x kỳ)

Theo mặc định, chỉ số RSI lấy khung thời gian là 14 kỳ ví dụ như: 14, giờ, 14 ngày, 14 tuần…Nhưng đôi khi chu kỳ 5, 7, 9, 21 và 25 cũng có thể được sử dụng.

Chu kỳ RSI càng ngắn càng phù hợp với những giao dịch trong ngắn hạn hơn và ngược lại, những giao dịch trong dài hạn cần quan sát những chu kỳ dài hơn.

3. Ý nghĩa của chỉ số RSI

Chỉ số RSI phản ánh mối quan hệ tương quan giữa số chu kỳ tăng giá và số chu kỳ giảm giá so với mức giá trung bình của một chứng khoán trong một khung thời gian nhất định.

Quan sát và phân tích diễn biến của chỉ số RSI trên đồ thị nhà đầu tư có thể nắm bắt những biến động trong xu hướng giá chứng khoán.

3.1. Xác định tình trạng Quá mua – Quá bán

Khi chỉ báo RSI vượt qua ngưỡng 30 thì đó là một dấu hiệu tăng giá, còn khi giảm xuống qua ngưỡng 70 thì đó là một dấu hiệu giảm giá.

Nói cách khác, khi giá trị RSI nằm trên 70 cho thấy cổ phiếu đang ở tình trạng quá mua; ngược lại, nếu giá trị RSI nằm dưới 30 cho thấy cổ phiếu đang ở tình trạng quá bán.

Chỉ Số RSI Là Gì? Cách Ứng Dụng Chỉ Số RSI Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

Một số nhà giao dịch cho rằng mức quá mua hoặc quá bán do J. Welles Wilder Jr. đề xuất là quá lớn nên họ đã điều chỉnh phạm vi này. Cụ thể, họ chỉ xem một cổ phiếu đang bị quá mua khi chỉ số RSI từ 80 trở lên hoặc bị quá bán khi chỉ số RSI từ 20 trở xuống. Nói cách khác, phạm vi quá mua – quá bán có thể tùy thuộc vào mỗi nhà gia dịch.

3.2. Sự phân kỳ RSI

Sự phân kỳ diễn ra khi xuất hiện sự lệch pha (một tăng – một giảm) giữa biến động giá và biến động RSI.

Hiểu một cách nôm na, phân kỳ đó là khi nối đỉnh với đỉnh hoặc đáy với đáy của đồ thị giá và đồ thị RSI, ta nhận thấy chúng di chuyển ngược chiều nhau. Đây là một tín hiệu dự báo sắp diễn ra một sự đảo chiều trong xu hướng giá.

Có 2 loại phân kỳ RSI là phân kỳ tăng giá và phân kỳ giảm giá:

  • Phân kỳ tăng giá (Bullish RSI Divergence): phân kỳ tăng xảy khi đồ thị giá có xu hướng giảm như đồ thị RSI lại cho thấy một xu hướng đi lên trong cùng một chu kỳ giá.
  • Phân kỳ giảm giá (Bearish RSI Divergence): phân kỳ giảm xảy ra khi đồ thị giá có xu hướng tăng trong khi đồ thị RSI lại thiết lập một xu hướng đi xuống trong cùng một chu kỳ giá.
Chỉ Số RSI Là Gì? Cách Ứng Dụng Chỉ Số RSI Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

3.3. Xác định xu hướng đảo chiều

Trong một xu hướng giảm giá, chỉ số RSI hiếm khi chạm đến mức 70 mà thường nằm dưới mức 30. Ngược lại, trong xu hướng tăng giá, chỉ số RSI rất khó rơi xuống dưới mức 30 mà thường nằm trên mức 70. Chính vì thế, chỉ số RSI có thể ứng dụng để xác định sức mạnh của một xu hướng và điểm đảo chiều xu hướng tiềm năng.

Trong xu hướng tăng giá, nếu chỉ số RSI không thể chạm đến ngưỡng 70 trong một số chu kỳ dao động giá liên tiếp và rơi xuống dưới ngưỡng 30 sau đó là tín hiệu cho thấy xu hướng tăng giá đã bắt đầu suy yếu, có thể giá sẽ quay đầu giảm trong thời gian sắp tới.

Trái lại, trong xu hướng giảm giá, nếu chỉ số RSI không thể chạm mức 30 trong một số chu kỳ dao động giá liên tiếp và tăng vượt ngưỡng 70 sau đó là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm giá đang suy yếu, có thể đảo chiều tăng giá.

3.4. Tín hiệu mua vào – bán ra

  • Tín hiệu mua: Khi đường RSI từ dưới đáy đi lên trên mức 30 thì đây là một tín hiệu mua vào.
  • Tín hiệu bán: Khi đường RSI từ trên đỉnh đi xuống dưới mức 70 thì đây là một tín hiệu bán ra.
Chỉ Số RSI Là Gì? Cách Ứng Dụng Chỉ Số RSI Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán
Lưu ý: nhà đầu tư cần kết hợp với một số chỉ báo khác để đưa ra đánh giá chính xác hơn.

5. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm khi dùng chỉ báo RSI

5.1. Ưu điểm

Quan sát và phân tích chỉ báo RSI có thể cho nhà đầu tư những tín hiệu sớm dự báo về sự đảo chiều xu hướng và đưa ra những quyết định đầu tư hay thoái vốn với một chứng khoán.

5.2. Nhược điểm

  • Vì RSI cho tín hiệu sớm nên có thể là tín hiệu giả, sai
  • Hoạt động không hiệu quả khi thị trường có xu hướng mạnh

6. Lưu ý khi sử dụng chỉ báo Relative Strength Index

  • Chỉ số RSI đưa ra tín hiệu quá mua, quá bán không luôn luôn đồng nghĩa xu hướng giá sẽ đảo chiều.
  • Cần phải có ít nhất 2 chỉ báo đồng thuận hay phải kết hợp RSI với những chỉ báo khác để có dự báo chính xác hơn.
  • Các vùng quá mua và quá bán diễn ra trong khung thời gian càng lớn sẽ càng có giá trị.
  • Tín hiệu từ chỉ báo RSI đáng tin cậy hơn khi phù hợp với xu hướng dài hạn
  • Trong một số trường hợp, chỉ báo RSI có thể ở trạng thái quá mua hoặc quá bán trong khoảng thời gian dài.
  • Những cổ phiếu đang trong chu kỳ tăng thường có chỉ số RSI trên 70, ngược lại, cổ phiếu đang trong chu kỳ giảm thường có chỉ số RSI dưới 30.

7. Tìm hiểu chỉ số Stoch RSI

7.1. Chỉ số Stoch RSI là gì?

Stoch RSI hay RSI ngẫu nhiên là một chỉ báo dùng trong PTKT để xác định xem một cổ phiếu hay một tài sản có đang bị quá mua hoặc quá bán hay không. Ngoài ra, chỉ báo này còn được ứng dụng để xác định xu hướng giá.

Chỉ số StochRSI được giới thiệu lần đầu trong cuốn The New Technical Trader của 2 tác giả Stanley Kroll và Tushar Chande xuất bản vào năm 1994 và đã được nhiều nhà giao dịch chứng khoán sử dụng kể từ đó.

Điểm khác biệt của chỉ số Stoch RSI so với chỉ số RSI tiêu chuẩn đó là nó chỉ được gán với các giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1, thay vì từ 0 đến 100.

Chỉ Số RSI Là Gì? Cách Ứng Dụng Chỉ Số RSI Trong Phân Tích Đầu Tư Chứng Khoán

Trên biểu đồ StochRSI, đường trung tâm nằm ở giá trị 0.5 thay vì 50 như biểu đồ RSI. Tín hiệu quá mua hoặc quá bán sẽ mang giá trị 0.7 hoặc 0.3, nhưng thông thường xảy ra ở mức 0.8 hoặc 0.2.

7.2. Công thức tính chỉ số Stoch RSI

Chỉ số StochRSI được tính toán dựa trên chỉ số RSI tiêu chuẩn, hoàn toàn không xét đến yếu tố giá. Cụ thể như sau:

Stoch RSI = (RSI hiện tại – RSI thấp nhất)/(RSI cao nhất – RSI thấp nhất)

Chu kỳ tính toán mặc định của Stoch RSI cũng giống như RSI là 14. Tuy nhiên, chu kỳ 20 được nhiều nhà giao dịch áp dụng hơn khi dùng chỉ báo Stochastic này.

7.3. So sánh chỉ số Stoch RSI và RSI

StochRSI và RSI tiêu chuẩn đều là các chỉ báo dao động ngẫu nhiên được sử dụng trong PTKT nhằm giúp các nhà đầu tư, nhà giao dịch chứng khoán dễ dàng hơn trong việc xác định điều kiện quá mua hoặc quá bán cũng như xác định điểm đảo chiều xu hướng tiềm năng.

Thế nhưng, so với RSI tiêu chuẩn, chỉ báo StochRSI tỏ ra nhạy bén hơn. Do đó những tín hiệu mà chỉ báo này tạo ra cao hơn RSI, hỗ trợ nhà giao dịch tốt hơn trong việc xác định các xu hướng giá và những điểm mua – bán tiềm năng một cách chính xác hơn.

Dẫu vậy, do quá nhạy bén với các biến động nên StochRSI là công cụ tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì nó có thể tạo ra nhiều tín hiệu giả. Vì thế, tương tự RSI, phải kết hợp với những chỉ báo khác khi sử dụng StochRSI để xác định những tín hiệu chính xác hơn.

7.4. Cách sử dụng chỉ số Stoch RSI trong phân tích kỹ thuật

Chỉ báo StochRSI được ứng dụng để xác định các điểm mua vào, bán ra, đảo chiều xu hướng giá. Cụ thể:

  • StochRSI từ 0.8 trở lên cho thấy chứng khoán đang bị mua quá mức hoặc bị định giá quá cao so với giá trị thực.
  • StochRSI từ 0.2 trở xuống cho thấy chứng khoán đang bị bán quá mức hoặc bị đánh giá quá thấp so với giá trị thực.

Bên cạnh đó có thể sử dụng đường trung tâm 0.5 như một mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Nếu đường StochRSI di chuyển ổn định trên mốc 0.5 có thể dự báo giá sẽ còn tiếp tục tăng hoặc đảo chiều đi lên, nhất là khi chỉ báo hướng gần đến mốc 0.8.

Ngược lại nếu đường StochRSI di chuyển ổn định dưới mốc 0.5 có thể dự báo giá sẽ còn tiếp tục giảm hoặc đảo chiều đi xuống, nhất là khi chỉ báo hướng về mức 0.2.

8. Tổng kết

Với những thông tin về chỉ số RSI trên đây, mong rằng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về PTKT, giúp bạn thành công hơn trong việc đầu tư, giao dịch của mình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.

Để cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất những thông tin về thị trường, hãy tải ngay ứng dụng 24hmoney và thường xuyên truy cập trang chủ https://24hmoney.vn/ nhé.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả