24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quan Sơn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chi phí logistics Việt Nam vẫn quá cao, gấp đôi nước khác

​Tại Hội nghị Logistics 2023 với chủ đề “Logistics Việt Nam - Con đường phía trước” tổ chức sáng ngày 05/10, các chuyên gia và doanh nghiệp cùng thảo luận về những cơ hội, thách thức cho ngành logistic Việt Nam.

Chi phí logistics Việt Nam vẫn quá cao, gấp đôi nước khác

Hội nghị "Logistics 2023 - Con đường phía trước" được tổ chức vào sáng ngày 05/10. Ảnh: Thế Mạnh

Đâu là điểm nghẽn cản trở sự phát triển ngành logistics Việt Nam?

Dưới góc độ doanh nghiệp logistics, bà Phạm Thị Bích Huệ - Chủ tịch Công ty Western Pacific đánh giá ngành logistics Việt Nam đang có con đường phát triển đầy kỳ vọng. Tuy nhiên, để ngành này bước lên được “con đường màu xanh" - điểm nghẽn lớn nhất cản trở là hạ tầng.

Cụ thể, bà Huệ cho rằng, quy hoạch hạ tầng thiếu sự đồng bộ, điều tiết từ cơ quan quản lý Nhà nước đang là một trong những điểm nghẽn lớn nhất của ngành. Bên cạnh đó, việc quy hoạch hạ tầng tại địa phương cũng còn mang tính hình thức, thiếu tính địa phương hóa theo đặc thù, thế mạnh của từng vùng, miền.

Chi phí logistics Việt Nam vẫn quá cao, gấp đôi nước khác

Bà Phạm Thị Bích Huệ - Sáng lập, Chủ tịch Công ty Western Pacific chia sẻ tại Hội nghị.

Bên cạnh đó, điều khiến nhiều doanh nghiệp trăn trở là hiện chi phí vận tải trên tổng chi phí logistics của Việt Nam đang ở mức rất cao, lên tới hơn 60%, cao khoảng gấp đôi so với các nước khác. Trong khi chi phí vận tải chỉ chiếm 30-40% tổng chi phí logistics. Theo Chủ tịch Western Pacific, đây là con số rất lớn. “Nếu muốn giảm chi phí logistics, chúng ta cần phải đi từ những con số lớn như thế này”, bà Huệ khẳng định.

Liên quan vấn đề hạ tầng, ông Elias Abraham, Giám đốc điều hành Công ty Zim Intergrated Shipping cũng đánh giá hàng hóa tới Việt Nam chỉ đi qua các khu vực trung tâm, cảng chính nên phải vận chuyển trên bộ quãng đường dài, chi phí cao. Doanh nghiệp không có lựa chọn khác. Do đó, các cảng loại II, loại III cần được quan tâm đầu tư.

"Việt Nam cần tập trung vào cảng biển loại II, loại III như ở Long An, Phú Yên, Quảng Nam... Các địa phương này đều ghi nhận sự tăng trưởng mới, giàu tiềm năng. Tuy nhiên, các hãng tàu lại không muốn đến khu vực này vì cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng", ông Elias Abraham thông tin thêm.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - ông Trần Thanh Hải thừa nhận, hạ tầng chính là điểm nút cần phải cải thiện. Do đó, thời gian qua, Chính phủ đã tập trung, thúc đẩy đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông như đường cao tốc, cảng biển, sân bay và sắp tới là đường sắt.

Việt Nam có nhiều cơ hội trong phát triển chuỗi logistics

Tại hội nghị, các doanh nghiệp đánh giá Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội sâu rộng trong phát triển chuỗi logistics trong vòng 2-3 năm tới. Chính phủ đã tạo ra nhiều cơ chế và hành động cụ thể để thu hút dòng vốn khi đã tham gia 19 hiệp định thương mại tự do. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đang có cơ hội thu hút dòng vốn FDI với vị thế ngày một cao trên trường quốc tế.

Song song với việc thu hút FDI, Chủ tịch Công ty Western Pacific - Phạm Thị Bích Huệ cũng khẳng định, đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp logistics tại Việt Nam cần trao đổi lại với nhau và thay đổi, nếu không sẽ để vụt mất miếng bánh, thị phần của ngành logistics vào các doanh nghiệp nước ngoài trên chính địa bàn của mình.

"Trước khi trông chờ vào các hỗ trợ từ Chính phủ, chính các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần bỏ ngay tư duy ngắn hạn, manh mún, cạnh tranh trực tiếp với nhau. Đồng thời, cùng nhau bàn chiến lược cho ngành logistics Việt Nam", bà Huệ cho hay. “Trước khi mở rộng ra thế giới, chúng ta cần làm tốt trên chính sân nhà của mình”.

Còn với ý kiến của ông Edwin Chee - Giám đốc điều hành SLP Vietnam cho biết, Việt Nam vẫn cần phát triển đa dạng các trung tâm logistics, không chỉ tập trung một khu vực, một tỉnh thành mà cần phải đa dạng hóa. Đồng thời, xu hướng áp dụng chuyển đổi công nghệ hiện đại trong logistics cần được đẩy mạnh nhanh chóng để cải thiện chi phí.

Chi phí logistics Việt Nam vẫn quá cao, gấp đôi nước khác

ông Edwin Chee - Giám đốc điều hành SLP Vietnam.

Đa dạng hoá nhà cung cấp sẽ là tương lai của ngành logistics

Bàn về tương lai của ngành logistics, ông Julien Brun - Giám đốc điều hành Công ty CEL Việt Nam cho rằng việc đa dạng hoá của nhà cung cấp sẽ là yếu tố quyết định. Điều này thể hiện rõ qua việc dòng vốn FDI đổ vào các nước trong khu vực ASEAN đang dần bắt kịp với Trung quốc.

"Ngày nay không phải là Trung Quốc +1 nữa, mà ít nhất là Trung Quốc +2”, ông Julien Brun nói. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh về thu hút FDI này, lợi thế giá rẻ là chưa đủ, Việt Nam cần đẩy mạnh logistics cũng như chuyển đổi xanh, đó là những yếu tố mà dòng vốn FDI thế hệ mới hướng tới.
Chi phí logistics Việt Nam vẫn quá cao, gấp đôi nước khác

Ông Julien Brun, Giám đốc điều hành Công ty CEL trình bày tham luận tại Hội nghị.Ảnh: Báo Đầu tư

Việt Nam đang có chi phí sản xuất thấp hơn khoảng 4% so với Ấn Độ, chi phí nhân công rẻ bằng 1/10, hạ tầng gần tương đương nhưng chi phí logistics và thời gian giao hàng lại lâu hơn.

Hiện, hàng hoá từ Việt Nam đến châu Âu hoặc Mỹ phải mất gần 30 ngày trong khi các quốc gia khác chỉ mất 14 ngày.Trong khu vực ASEAN, Việt Nam cũng còn kém Singapore, Thái Lan và Malaysia về tốc độ phát triển ngành logistics.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả