menu
Châu Á sở hữu những công ty công nghệ lớn nhất và cạnh tranh nhất
Nhật Anh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Châu Á sở hữu những công ty công nghệ lớn nhất và cạnh tranh nhất

Châu Á sở hữu những công ty công nghệ lớn nhất và cạnh tranh nhất trên hành tinh, những bên đang phát triển loạt dịch vụ thương mại điện tử, giao hàng thực phẩm, quản lý thanh toán trực tuyến...

Mặc dù vậy, quan điểm chung mà báo cáo Đánh giá Thương mại Quốc gia (NTE) của Mỹ và Cảnh báo chính sách kỹ thuật số do tổ chức nghiên cứu Global Trade Alert có trụ sở tại châu Âu đưa ra là các quốc gia châu Á đang ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn trong việc quản lý hiệu quả nền kinh tế kỹ thuật số.

Một mặt, châu Á sở hữu những công ty công nghệ lớn nhất và cạnh tranh nhất trên hành tinh, những bên đang phát triển một loạt dịch vụ gồm thương mại điện tử, giao hàng thực phẩm, quản lý thanh toán trực tuyến, cũng như xây dựng các nền tảng truyền thông xã hội độc đáo.

Chỉ tính riêng nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt mốc 300 tỷ USD vào năm 2025, với hơn 40 triệu người dùng Internet mới trong năm qua.
Mặt khác, các chính phủ châu Á đang ngày càng đưa ra nhiều chính sách và động thái có thể tác động đến tăng trưởng và thay đổi đáng kể sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số.

Do sự thiếu chặt chẽ ở một số thị trường trong việc quản lý hoạt động thương mại kỹ thuật số, không có gì ngạc nhiên khi hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này tại châu Á cũng bị hạn chế.

Tuy nhiên, hai báo cáo mới nêu trên cho biết các quyết định chính sách trong nước đối với nền kinh tế kỹ thuật số sẽ có những tác động tới thương mại quốc tế.
Bản NTE năm nay ghi nhận một loạt thách thức đối với hoạt động thương mại kỹ thuật số ở các nước châu Á.

Chúng bao gồm các hạn chế liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia; kiểm soát nội dung trực tuyến; thắt chặt quy định về phát sóng hoặc quảng cáo; áp dụng mức thuế mới đối với các dịch vụ kỹ thuật số; hạn chế về chia sẻ dữ liệu người dùng; yêu cầu về định vị cho dịch vụ điện toán đám mây; một loạt quy định mới cho dịch vụ Internet; cập nhật các quy tắc bảo mật về chuyển giao thông tin xuyên biên giới; điều chỉnh các chính sách cạnh tranh; cùng những vấn đề về thanh toán xuyên biên giới.
Việc các chính phủ thiết lập những quy tắc, luật định hoặc quy định để quản lý các mối đe dọa an ninh mạng hoặc quốc gia là hiển nhiên. Song một số Chính phủ đã tạo ra những quy định không rõ ràng, hoặc quá rộng hoặc quá hạn chế, hay đơn giản là không thể thực hiện được.

Đôi khi các chính phủ vô tình tạo ra các hạn chế như vậy. Trong một môi trường vận động nhanh như nền kinh tế kỹ thuật số, các cơ quan và bộ ngành phải tăng tốc xây dựng các quy tắc và quy định phù hợp.

Nhưng thường sự phối hợp giữa các cơ quan lại chưa đầy đủ, với việc một cơ quan soạn thảo quy định có thể mâu thuẫn trực tiếp hoặc không thể tuân thủ về mặt kỹ thuật các quy tắc do một bên khác soạn thảo.
Những mâu thuẫn nội bộ này đặc biệt rõ ràng khi các cơ quan xây dựng những quy tắc cho các lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như chính sách y tế nhưng lại chạy ngược hướng với các chính sách quốc gia khác.

Cả hai báo cáo đều nhấn mạnh rằng không phải tất cả cơ quan đều có trình độ, năng lực kỹ thuật và pháp lý như nhau. Điều này thường dẫn đến tình huống các quy tắc hiện hành hoặc dự thảo luật trở nên quá rộng hoặc quá hạn chế.

Nhiều lúc, các quy định mới không đạt được mục tiêu đề ra vì các quy trình thực tế không phù hợp với những gì các quan chức chính phủ nhận định. Do đó, nhiều quy định có thể trở nên vô ích hoặc phản tác dụng trong thời gian ngắn sau đó.
Trong một số trường hợp, các hạn chế lại nhằm mục đích cụ thể là ngăn chặn hoạt động của các công ty nước ngoài. Nhiều quy tắc kỹ thuật số mới nhằm ngăn cản khả năng tiếp cận thị trường cho các công ty nước ngoài, hoặc khuyến khích sự phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số trong nước.

Tuy nhiên, những hạn chế này có thể gây thiệt hại khá lớn cho các công ty địa phương. Đặc biệt là đối với các công ty nhỏ vì họ không thể tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm kỹ thuật số nước ngoài, hoặc phải trả chi phí cao hơn nhiều so với trước đây cho những dịch vụ đó.

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch lên môi trường kỹ thuật số chưa từng có, bao gồm những phương thức làm việc, phân phối và tiêu dùng mới.

Chính hiện thực này càng nhấn mạnh tầm quan trọng ngày một lớn của việc áp dụng các quy tắc thương mại phù hợp để giúp các quốc gia quản lý nền kinh tế kỹ thuật số một cách hiệu quả và mang tính hợp tác hơn./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả