menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Tô Thiên Tân Pro

Câu chuyện chênh lệch giàu nghèo tại Trung Quốc?

Những cải cách của Đặng Tiểu Bình vào cuối những năm 70s đã thiết lập nền tảng cho sự phát triển kinh tế vượt bậc của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách này cũng tạo ra sự chênh lệch lớn giữa các khu vực ven biển thịnh vượng và các vùng nội địa nghèo khó.

GDP bình quân đầu người ở phía tây và đông bắc, nơi chiếm phần lớn diện tích đất liền của Trung Quốc và chiếm 1/3 dân số, lần lượt là ¥70,870 (khoảng $9,800) và ¥60,400, trong khi đó dọc theo bờ biển là ¥124,800. Đơn vị cấp tỉnh giàu nhất Trung Quốc, Bắc Kinh, giàu gấp 4 lần so với tỉnh nghèo nhất là Cam Túc. Và ngày qua ngày, những khu vực giàu có nhất đang bỏ xa các khu vực khác.

Sai Lầm Của Đặng Tiểu Bình

Bức tranh phân hóa ngày nay bắt nguồn từ những cải cách của Đặng Tiểu Bình vào cuối những năm 70s. Trong khi Mao Trạch Đông muốn tập trung vào việc phát triển nội địa (ông sợ rằng vùng biển dễ bị tấn công), thì Đặng Tiểu Bình đã thiết lập các đặc khu kinh tế dọc bờ biển để được tự do thử nghiệm hoạt động thị trường. Chính sách này đã thành công vang dội và được mở rộng sang các vùng khác của bờ biển. Ông nói: “Hãy để một số người và một số khu vực trở nên giàu có trước tiên”. Các thành viên bảo thủ của Đảng Cộng sản không thích điều đó. Nhưng Đặng đã hứa với họ rằng phần còn lại của Trung Quốc cuối cùng sẽ bắt kịp.

Câu chuyện chênh lệch giàu nghèo tại Trung Quốc?

Go West (Tiến Về Phía Tây)

Nhiều năm trôi qua, bờ biển trở nên thịnh vượng nhờ sản xuất hàng hóa giá rẻ và vận chuyển ra nước ngoài. Trong khi vùng nội địa của Trung Quốc vẫn còn nghèo. Một số lo lắng rằng sự chênh lệch ngày càng tăng có thể dẫn đến tình trạng bất ổn. Vì vậy, vào năm 2000, Trung Quốc đã phát động chiến lược Go West (Tiến Về Phía Tây) để giúp đỡ các tỉnh phía Tây. Năm 2003, một kế hoạch tương tự đã được công bố nhằm hồi sinh vùng Đông Bắc.

================

Nhận thấy tác hại tiềm tàng của điều này và sự cần thiết phải thu hẹp chênh lệch về phát triển giữa hai miền Đông và Tây, giữa các sắc tộc thiểu số với người Hán, năm 1999, Giang Trạch Dân đã đề xuất việc cần thiết phải triển khai một chiến lược phát triển miền Tây (còn gọi là Go West). Cuối năm 1999, Hội nghị công tác kinh tế Trung ương tuyên bố mục đích của chiến lược phát triển miền Tây còn gồm có: tăng tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước, đoàn kết dân tộc, ổn định xã hội, củng cố phòng thủ biên giới. Phạm vi tác động của chiến lược bao gồm 6 tỉnh Cam Túc, Quý Châu, Thanh Hải, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, 5 khu tự trị Nội Mông, Ninh Hạ, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây và 1 thành phố trực thuộc trung ương là Trùng Khánh.

================

Trọng tâm của các chiến dịch là các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Kể từ khi chiến lược Go West được triển khai, khoảng 40,000 km đường sắt đã được xây dựng ở phía Tây Trung Quốc, nhiều hơn tổng chiều dài đường ray ở Nhật Bản. Các quan chức cũng xây dựng đường, cầu và sân bay. Nhiều nỗ lực trong số này gắn liền với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), một nỗ lực đầy tham vọng nhằm tái tạo tuyến đường thương mại Con đường Tơ lụa cổ xưa nối Trung Quốc với Trung Á và Châu Âu.

Câu chuyện chênh lệch giàu nghèo tại Trung Quốc?

================

Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) được xem là “đặc sản” của Chủ tịch Tập Cận Bình sau khi trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc năm 2012. Sáng kiến này được xác định là chiến lược quốc gia tại Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII (T08/13). Với mục tiêu đưa Trung Quốc thành quốc gia “Giàu có và quyền lực” vào giữa thế kỷ 21 nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (năm 2049).

================

Các quan chức đã cấp tiền mặt cho các khu vực nội địa. Trong khi các tỉnh ven biển chủ yếu dựa vào thuế do họ tự thu, thì các tỉnh ở phía Tây và Đông Bắc lại nhận được nguồn vốn từ chính quyền trung ương. Năm 2023, họ đã nhận được ¥5 nghìn tỷ, chiếm hơn một nửa ngân sách ở một số tỉnh. Các thành phố giàu có đã được ghép nối với những thành phố nghèo ở nội địa và được yêu cầu hỗ trợ trực tiếp cho họ. Ví dụ, một số công ty chế biến thực phẩm ở Thượng Hải bị ép mua hàng nông sản từ Tuân Nghĩa (thuộc tỉnh Quý Châu), cách đó 1,700 km về phía Tây.

Trong một thời gian, những chính sách này đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực. Trong 15 năm sau khi kế hoạch Go West được thực hiện, GDP bình quân đầu người ở các tỉnh miền Tây đã tăng từ mức chỉ 35% so với các vùng ven biển lên 54%. Ở vùng Đông Bắc, tỷ lệ này tăng từ 62% lên 71%. Sự nghèo đói cùng cực hiện nay rất hiếm ở các vùng nội địa. Nhưng trong 10 năm qua, sự bất bình đẳng trong khu vực vẫn tồn tại dai dẳng – hoặc trở nên tồi tệ hơn. Ngày nay cư dân các tỉnh phía Tây kiếm được khoảng 57% so với cư dân ven biển. Người Đông Bắc kiếm được 48%. Nhiều người dân địa phương dường như đã từ bỏ vùng Đông Bắc. Dân số nước này giảm 10% từ năm 2010 đến năm 2020 do tỷ lệ sinh và tình trạng di cư thấp.

Các tỉnh trong nội địa không thể buôn bán để làm giàu dễ dàng như các tỉnh ven biển. Các nước láng giềng nghèo của Trung Quốc – như Mông Cổ, Kazakhstan và Kyrgyzstan – có nhu cầu tương đối ít đối với hàng hóa của Trung Quốc. Việc gửi sản phẩm đến châu Âu bằng tàu container vẫn rẻ hơn so với bằng tàu hỏa vì vậy hầu hết các nhà xuất khẩu đều thích đầu tư vào nhà máy gần cảng. Do đó việc khôi phục lại Con đường tơ lụa cũ sẽ không mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Trung Quốc.

Tình hình bên trong Trung Quốc không giúp ích được gì. Thông Vị, một huyện “bụi bặm” ở tỉnh Cam Túc, đã có ga đường sắt cao tốc nối liền với bờ biển từ năm 2017. Nhưng đường sắt không mang lại hoạt động kinh tế mới thay vào đó những người trẻ tuổi sử dụng nó để đi du lịch tìm việc làm ở các thành phố phía Đông.

Điều đó không có nghĩa là chi tiêu công của Trung Quốc cho cơ sở hạ tầng hoàn toàn lãng phí. Các khu vực nội địa của đất nước đang cần đầu tư công để thực hiện kế hoạch Go West. Nhưng Chính phủ cũng đã phớt lờ các tín hiệu thị trường, phung phí tiền vào các dự án phù phiếm. Cách Thông Vị khoảng 200 km về phía Tây Bắc, các nhà quy hoạch đã dành hơn một thập kỷ để xây dựng Khu mới Lan Châu (được xây dựng từ năm 2012 thuộc thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc). Các tòa nhà chọc trời và nhà máy ở đây được xây dựng trên những ngọn đồi đã được san phẳng và được cung cấp nước từ 3 hồ chứa để phục vụ mục đích này. Khu mới Lan Châu được coi như một bản sao đền Parthenon của Hy Lạp. Các quan chức khẳng định người dân đang đổ xô đến thành phố nhưng thực tế nhiều căn hộ vẫn còn đang bỏ trống.

Gốc Rễ Của Vấn Đề Là Mâu Thuẫn Sắc Tộc

Tất cả những điều này khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng, hơn 90% dân số thuộc nhóm dân tộc Hán. Hầu hết các thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống sâu trong vùng nội địa của đất nước. Các quan chức nghi ngờ lòng trung thành của họ và lo sợ họ có thể tìm cách ly khai. Các quan chức cho rằng sự phát triển kinh tế sẽ khiến họ hạnh phúc và ràng buộc họ với Bắc Kinh. Nhưng các chính sách văn hóa và an ninh của Chính phủ thường khiến các nhóm thiểu số xa lánh. Và ngay cả những nỗ lực phát triển của Chính phủ cũng có nguy cơ tạo ra nhiều sự tức giận hơn là lòng biết ơn.

Ví dụ, những người du mục trên cao nguyên Tây Tạng đã bị buộc phải định cư ở các làng mạc. Người Mông Cổ đã bị đuổi khỏi vùng đồng cỏ phía Bắc để nhường chỗ cho việc khai thác mỏ. Và Chính phủ đã khuyến khích người Hán di cư vào nội địa. Điều đó tốt cho sự phát triển, nhưng một mục đích bị nghi ngờ là làm loãng dân số thiểu số.

Mục tiêu của Chính quyền Trung Quốc là làm cho 22,000 km biên giới đất liền của Trung Quốc trở nên an toàn hơn. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã khuyến khích người dân định cư ở các khu vực xung quanh biên giới, nơi thường là những người nghèo. Nhiều gia đình sống ở những nơi này đã được miễn “chính sách một con” (đã được bãi bỏ vào năm 2016) và được trợ cấp tiền mặt. Các thị trấn biên giới được lệnh xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu du lịch, thư viện.

Câu chuyện chênh lệch giàu nghèo tại Trung Quốc?

================

Đất hiếm (Rare Earth Elements – REE) có chứa 17 nguyên tố có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Trong đó, 15 nguyên tố thuộc nhóm Lantan trong bảng tuần hoàn cộng với Scandium và Yttrium. 17 nguyên tố đất hiếm đó là: Xeri (Ce), Dysprosi (Dy), Erbi (Er), Europi (Eu), Gadolini (Gd), Holmi (Ho), Lantan (La), Luteti (Lu), Neodymi (Nd), Praseodymi (Pr), Promethi (Pm), Samari (Sm), Scandi (Sc), Terbium (Tb), Thuli (Tm), Ytterbi (Yb) và Yttri (Y). Đất hiếm thường được sử dụng nhiều trong các ngành đòi hỏi công nghệ cao như: Luyện kim, thực phẩm, hóa dầu, sản xuất linh kiện điện tư…. Và khó có vật liệu nào thay thế chúng.

================

Các khu vực nội địa của Trung Quốc quan trọng không chỉ vì những rủi ro mà chúng gây ra mà còn vì sự “giàu có” của chúng. Hầu hết các nguyên tố đất hiếm (REE) của đất nước đều được khai thác ở phía Đông Bắc. Dầu và than được tìm thấy ở phía Tây. Các khu vực này đó cũng có gió mạnh, nắng mặt trời và những dòng sông chảy xiết có thể tạo ra điện. Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới điện siêu cao áp lớn nhất thế giới để vận chuyển điện từ Tây sang Đông.

================

Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có đường điện cho dòng điện từ 800 kV trở lên. Công nghệ siêu cao áp kết nối các trạm thủy điện, tấm pin mặt trời và trang trại gió ở các vùng phía Tây nước này với các tỉnh ven biển đông dân cư, thiếu điện, cách đó hơn 3,000 km. Trong khi đó, các đường điện mạnh nhất của Hoa Kỳ xử lý dòng điện không quá 500 kV, giới hạn phạm vi truyền dẫn của chúng chỉ vài trăm km với khả năng chịu tải chỉ bằng 1/6 của Trung Quốc.

================

Nhưng tất cả sự giàu có tự nhiên này thực sự có thể đang kìm hãm các khu vực nội địa khi một số nơi đang phải hứng chịu một loại Lời Nguyền Tài Nguyên. Nền kinh tế của họ đã trở nên phụ thuộc quá nhiều vào việc khai thác mọi thứ đến mức có quá ít vốn và lao động chảy vào các lĩnh vực mang giá trị cao và bền vững hơn, chẳng hạn như sản xuất hoặc dịch vụ. Một phần của vấn đề là các doanh nghiệp nhà nước tập trung quá nhiều vào việc phát triển các ngành sử dụng nhiều tài nguyên.

Rủi ro đối với ông Tập và Đảng Cộng sản là khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, các khu vực nghèo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất và tình trạng bất bình đẳng trong khu vực sẽ còn gia tăng nhanh hơn. Vì vậy Chính phủ đã tiếp tục đổ nguồn lực vào các tỉnh phía Tây và Đông Bắc. Hai thập kỷ trước, những nỗ lực như vậy được so sánh với việc “làm cho nước chảy ngược”, theo hồi ký của một cựu quan chức Trung Quốc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Tô Thiên Tân Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả