Cập nhật tình hình xuất khẩu THÉP vào thị trường Mỹ và cổ phiếu nhóm thép cần lưu ý
Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng năm 2021, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng tăng mạnh…
Tình hình xuất khẩu vào thị trường mỹ 08 tháng đầu năm
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng vọt, trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước.
2. Mỹ là Thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62,2 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 32,7 tỷ USD, tăng 19,8%. Thị trường EU đạt 26,1 tỷ USD, tăng 14,5%. Thị trường ASEAN đạt 18,4 tỷ USD, tăng 23,3%. Hàn Quốc đạt 13,9 tỷ USD, tăng 9,9%. Nhật Bản đạt 13,5 tỷ USD, tăng 8,6%.
Một số mặt hàng Việt Nam thường xuất khẩu nhiều nhất sang Hòa Kỳ như: Dệt may; Giày dép; Gỗ và sản phẩm từ Gỗ; Máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác; Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện; Điện thoại các loại và linh kiện.
3. Tình hình xuất khẩu thép:
Tình hình xuất khẩu thép 08 tháng đầu năm tăng gấp 2.27 lần so với 08 tháng năm 2020.
Kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang thị trường Mỹ trong 1H/2021 đạt 336,000 tấn (+250% yoy) với tổng giá trị khoảng 332 triệu USD (+283% yoy), tương ứng với 7% tổng kim ngạch. BSC cho rằng thị trường Mỹ vẫn có dư địa tăng trưởng xuất khẩu cho các DN thép VN khi nhu cầu xây dựng tăng mạnh nhằm đẩy mạnh quá trình hồi phục kinh tế.
Giá các sản phẩm HRC và CRC tại thị trường Bắc Mỹ liên tục tăng trong vòng 1 năm trở lại đây. Nguyên nhân là (1) nhu cầu xây dựng và sản xuất tăng mạnh thúc đẩy hồi phục kinh tế sau dịch và (2) nguồn cung gián đoạn do các lệnh phong tỏa và giãn cách. BSC cho rằng giá bán HRC và CRC tại thị trường Bắc Mỹ sẽ duy trì ở mức cao nhờ nhu cầu xây dựng tăng mạnh khi gói kích thích kinh tế 1,900 tỷ USD của chính phủ Mỹ có hiệu lực trong thời gian tới.
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thép dẹt tại thị trường Bắc Mỹ sẽ giúp cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành có tỷ trọng xuất khẩu đi Mỹ cao tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021.
4. Một số Doanh nghiệp có thị phần xuất khẩu lớn qua Mỹ:
4.1 Hoạt động xuất khẩu tôn mạ đem về lợi nhuận cho Hoa Sen (HSG)
Tại HSG, nhu cầu mạnh mẽ từ nước ngoài sẽ cho phép doanh nghiệp này vận hành các nhà máy tôn mạ ở mức công sức tối đa trong nửa sau của năm 2021. Công ty đã nhận đủ đơn đặt hàng ở nước ngoài để sản xuất cho đến tháng 11-12, theo đó sản lượng xuất khẩu trong quý 4 có thể tăng 10% so với quý trước, trong khi sản lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa có thể giảm 11%.
Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp xuất khẩu có thể tăng lên 19,5% trong quý 4. Sản lượng xuất khẩu sang các thị trường có mức sinh lời cao như EU và Mỹ có thể tăng 120% so với quý trước lên mức 183.000 tấn trong quý 4. VDSC kỳ vọng rằng sản lượng xuất khẩu của HSG có thể đạt 1,1 triệu tấn trong năm tài chính 2021-2022, giảm nhẹ 4% nhưng vẫn ở mức cao so với các năm trước. Kịch bản kinh doanh của HSG trong năm tài chính 2020-2021 là doanh thu đạt 13.095 tỷ đồng (+57% YoY) và LNST đạt 1.100 tỷ đồng (+144% YoY).
Đồ thị kỹ thuật của HSG:
1. Chỉ số sức mạnh tương đối RS: HSG luôn duy trì ở thứ hạng rất cao trên 80 điểm.
2. Xu hướng: Cổ phiếu vượt đỉnh, khi thị trường chung vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh
3. Về dòng tiền: Dòng tiền tín hiệu gia nhập mạnh ở cổ phiếu (Những nhịp tăng giá luôn kèm khối lượng tăng mạnh)
4. Vùng mua hợp lý vùng 45-46, Cắt lỗ 43, mục tiêu 52-55:
4. 2. Thép Nam Kim (NKG): Xuất khẩu là động lực tăng trưởng
Trong bối cảnh thị trường nội địa suy yếu, hoạt động xuất khẩu mạnh sẽ bù đắp khi NKG đã nhận đủ đơn đặt hàng xuất khẩu cho đến tháng 11, cho phép các nhà máy hoạt động hết công suất trong năm 2021. NKG có thể đạt mức lợi nhuận xuất khẩu cao trong nửa cuối năm nay so với cùng kỳ do doanh nghiệp đã tích lũy được một lượng lớn HRC ở mức giá thấp trong tháng 6, cùng với chênh lệch giá HRC giữa Châu Âu và Việt Nam ngày càng nới rộng.
Hiện tại, NKG đang xây dựng nhà kho mới và chuyển dây chuyền sản xuất ống thép sang nhà máy mới, nâng công suất ống thép thêm 80% lên 330.000 tấn. VDSC đưa ra dự báo doanh thu và LNST lần lượt đạt 16.350 tỷ đồng, + 140% và 1.160 tỷ đồng, + 390% YoY trong nửa cuối năm 2021. Lãi ròng cả năm dự phóng đạt 2.260 tỷ đồng.
Về đồ thị kỹ thuật NKG:
1. Chỉ số sức mạnh tương đối RS: NKG luôn duy trì ở thứ hạng rất cao trên 80 điểm.
2. Xu hướng: Cổ phiếu vượt đỉnh, khi thị trường chung vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh
3. Về dòng tiền: Dòng tiền tín hiệu gia nhập mạnh ở cổ phiếu (Những nhịp tăng giá luôn kèm khối lượng tăng mạnh)
4. Vùng mua hợp lý vùng 41-43, Cắt lỗ 40, mục tiêu 50
Lư ý: Thông tin ban lãnh đạo NKG bán ra 15 triệu cổ phiếu, các phiên tới anh chị quan sát phản ứng của dòng tiền #BIGBOYS xem việc phản ứng với tin tức như thế nào, Nếu CP vẫn giữ trên mốc 41 thì đây sẽ là vùng giá tuyệt vời cho anh chị tham gia cổ phiếu
Trên đây là một số mã CP nhóm Thép được lợi từ việc XK thép tăng mạnh vào thị trường Mỹ
Chi tiết hơn anh chị có thể tham khảo vidoe từ phút thứ 25 trở đi chia sẻ chi tiết hơn về nhóm thép
Trân trọng!
Để nhận tư vấn trực tiếp bên Fin68 anh chị vui lòng liên hệ Mr Đạt 0922204688 hoặc đăng ký tại tại link Group Zalo: tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường