menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trần Phong

Cạnh tranh kinh tế Mỹ-Trung Quốc: Điều gì quyết định sức mạnh và vị thế của Bắc Kinh?

Ngành sản xuất tại Trung Quốc trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế, có thể giúp nền kinh tế này vượt Mỹ, chiếm vị trí số một.

“Cứu tinh” cho tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng với cả các nước phát triển và đang phát triển, Trung Quốc đang nỗ lực khởi động lại lĩnh vực sản xuất, đồng thời thoát khỏi "lối chơi cũ" là dựa vào bất động sảncơ sở hạ tầng để phát triển nền kinh tế.

Theo Phó Tổng thư ký Gao Gao của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), Trung Quốc vẫn đi sau so với các “đối thủ nặng ký” về sản xuất công nghệ cao như Nhật Bản và Đức.

Ông nói thêm: “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào việc nâng mức lương trong khu vực sản xuất, phát triển các ngành sản xuất mới, tích hợp sản xuất và dịch vụ. Tất cả đều nhằm mục đích tăng sức thu hút của ngành sản xuất đối với người lao động”.

Tuần trước, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng hướng tới việc cung cấp các khoản trợ cấp để đào tạo hơn 75 triệu lao động, với mục đích tăng số lượng công nhân lành nghề.

Phó Tổng thư ký Gao nói: “Về mặt dài hạn, cơ cấu nhân khẩu học đang có những điều chỉnh sâu hơn, số người trong độ tuổi lao động giảm và nguồn cung lao động cũng giảm. Nhiều người trẻ có thể miễn cưỡng tìm việc làm trong lĩnh vực sản xuất và thích làm việc trong các ngành dịch vụ, nơi công việc linh hoạt hơn”.

Trước đó, Trung Quốc tuyên bố, sau khi kết thúc kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, nước này có thể trở thành một quốc gia có thu nhập cao và hướng đến tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế vào năm 2035. Điều đó đồng nghĩa với việc quốc gia này sẽ vượt Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tháng 7/2021, dự báo từ Bloomberg Economics cho rằng, Trung Quốc thậm chí có thể trở thành nền kinh tế số một ngay sau năm 2031.

Trong quá khứ, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào đầu tư vào cơ sở hạ tầng và bất động sản. Nhưng hiện tại, Bắc Kinh muốn kiểm soát mức nợ đang ngày càng tăng và hướng chi tiêu vào lĩnh vực sản xuất.

Khi tiêu dùng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn do tác động của đại dịch Covid-19, sản xuất được coi là “cứu tinh” cho sự tăng trưởng trong tương lai của quốc gia này.

NDRC cho biết thêm: “Sự phát triển chất lượng cao của ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế chất lượng cao. Sản xuất là một phần không thể thiếu trong kế hoạch trở thành một xã hội thịnh vượng của Trung Quốc và mang tính chiến lược với mục tiêu trở thành một ‘quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại’ của quốc gia này.

Bên cạnh đó, sản xuất là nền tảng quyết định sức mạnh của đất nước và vị thế trong tương lai trên thế giới”.

Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại BBVA Xia Le cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5-5,5% trong 10-15 năm tới, đóng góp của ngành sản xuất vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc không nên giảm thêm.

Ông Le nhấn mạnh: “Các nhà hoạch định chính sách có thể dễ dàng chấp nhận sự suy giảm ở các khu vực khác của nền kinh tế, nhưng mục tiêu chính của họ là duy trì sự tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất trong những năm tới”.

Đóng góp của ngành sản xuất vào GDP của Trung Quốc đã giảm trong 4 năm qua. Cụ thể, giảm từ hơn 30% xuống 27,7% vào năm 2019.

Báo cáo của NDRC cho thấy, số lượng các công ty đăng ký thành lập mới trong lĩnh vực sản xuất giảm trung bình 5,2% trong giai đoạn 2017-2019, trong khi số lượng các nhà sản xuất đóng cửa tăng 24,6% trong cùng thời kỳ.

Ông George Magnus thuộc Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford đánh giá, Trung Quốc có thể phát triển ngành sản xuất để cạnh tranh, thậm chí vượt qua các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức. Tuy nhiên, ngành này vẫn còn thiếu đổi mới trong một số lĩnh vực.

Ông Magnus nói: “Tôi nghĩ, Trung Quốc sẽ cần kết hợp sản xuất và cải cách”.

Cạnh tranh kinh tế Mỹ-Trung Quốc: Điều gì quyết định sức mạnh và vị thế của Bắc Kinh?
​ Trung Quốc đang nỗ lực khởi động lại lĩnh vực sản xuất. (Nguồn: Bloomberg)

Cần thúc đẩy tăng trưởng mới trên “sân nhà

Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc đánh dấu sự chuyển hướng khỏi trọng tâm tăng trưởng truyền thống trong các chiến lược trước đây của Bắc Kinh. Thay vào đó, kế hoạch nhấn mạnh "phát triển chất lượng", hướng nền kinh tế hướng nội hơn.

Điều này làm dấy lên lo ngại rằng, Trung Quốc sẽ giảm bớt sự quan tâm đối với thương mại quốc tế, đẩy lùi những hứa hẹn về tăng hiệu quả thị trường và mở cửa hơn nữa.

Tuy nhiên, Phó Giám đốc Viện Tài chính thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) Zhang Ming tin rằng, trong khi công thức cải cách và mở cửa đã có hiệu quả, Trung Quốc cần thúc đẩy tăng trưởng mới trên chính “sân nhà”.

Quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không thể trông chờ vào nhu cầu bên ngoài. Washington đã thắt chặt xuất khẩu công nghệ cao sang Bắc Kinh do một loạt vấn đề liên quan đến chính trị.

Theo ông Zhang, Trung Quốc cần tận dụng các nguồn lực của mình bằng cách kết nối chặt chẽ các thành phố để tổng hợp các nguồn lực và ngăn chặn việc các ngành công nghiệp rơi vào tay những nước đang phát triển khác.

Vị chuyên gia này nhận thấy, những trở ngại trong việc luân chuyển vốn và tài sản trong Trung Quốc đã cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp. Chính quyền các địa phương luôn muốn giữ lại nguồn lực.

Các nhà phân tích cũng tin rằng, việc Trung Quốc có thể trở thành cường quốc công nghệ hay không sẽ phụ thuộc vào sự phân phối của các chính quyền địa phương.

Li Xiaohua, Phó Giáo sư tại Viện Kinh tế Công nghiệp tại CASS nhận định, một số chính quyền địa phương có xu hướng tập trung hơn vào tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Họ có xu hướng dồn nguồn lực vào các ngành công nghệ cao, nhưng điều này thường dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực và sự phát triển tiên tiến bị biến thành các dự án chất lượng thấp.

Ông Li Xiaohua nhấn mạnh: “Ngoài ra, một số địa phương chỉ xem xét việc xây dựng thị trường nhỏ trong khu vực và tham gia vào chu kỳ kinh tế nhỏ của địa phương mà không quan tâm đến việc xây dựng một thị trường thống nhất và giúp phát triển kinh tế đất nước".

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại