Cần sớm phát hành chứng chỉ vàng
Để giảm giao dịch vàng vật chất và hạn chế tình trạng đầu cơ vàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần sớm phát hành chứng chỉ vàng.
GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.
Hiện nay, NHNN đang có các chương trình bán vàng nhằm bình ổn giá và đưa giá vàng trong nước tiệm cận với giá vàng của thế giới. Việc này sẽ đáp ứng được yêu cầu chính đáng của những người cần phải mua vàng như là tài sản để tích trữ. Đây là việc làm rất cần thiết, và mang lại lợi ích cho người dân khi không phải mua vàng với giá cao.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của NHNN, có tình trạng người mua vàng không phải để tích trữ mà với mục đích đầu cơ kiếm lời. Hành vi đầu cơ vàng sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế, đẩy giá vàng tăng cao, người dân đổ xô đi mua vàng, dẫn đến thâm hụt vốn đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Do đó, cần có những biện pháp về mặt hành chính cũng như kinh tế đối với hoạt động đầu cơ này.
Theo tôi, đây là một công cụ kinh tế nhưng cần hướng vào nhóm đầu cơ mua đi, bán lại, không nên đánh thuế vào những người có nhu cầu mua vàng tích trữ.
Theo tôi, khi bán vàng, NHNN cần sử dụng hai hình thức. Thứ nhất, bán vàng dưới dạng chứng chỉ vàng, thay vì cất giữ vàng tại nhà thì được lưu trữ tại ngân hàng. Như vậy, chắc chắn số vàng này không phải là đầu cơ.
Thứ hai, đối với những người mua chứng chỉ vàng thì phải có chính sách ưu tiên. Cụ thể, khi mua chứng chỉ vàng thì thủ tục mua vàng phải được giải quyết nhanh chóng bằng hình thức thanh toán online. Hình thức mua chứng chỉ vàng sẽ có lợi cho những người mua vàng chính đáng, không có động cơ làm nhiễu loạn thị trường.
Trên thực tế, có những người mua vàng vật chất tích trữ nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân, nhưng cũng có người mua vàng, sau đó mang đi bán để kiếm lời thì cần phải áp dụng một mức thuế nhất định. Việc đánh thuế này sẽ khắc phục được tình trạng đầu cơ, tích trữ vàng miếng, tạo ra sự lũng đoạn thị trường vàng.
Có thể đánh thuế trên giá trị tại thời điểm bán vàng, hoặc đánh trên chênh lệch mua vào/bán ra. Tuy nhiên, cái khó của đánh thuế trên chênh lệch mua vào/bán ra là nhiều sản phẩm vàng sẽ không có hóa đơn lúc mua vào.
Về thuế suất giao dịch vàng, cơ quan quản lý có thể xem xét một tỷ lệ tương đương với phí gia công vàng trang sức, sao cho có thể góp phần hạn chế được tình trạng đầu cơ, tích trữ vàng.
Phát hành chứng chỉ vàng để các giao dịch thuận lợi, hiện đại hơn, góp phần loại bỏ thói quen tích trữ vàng, giao dịch mua bán vàng vật chất.
- Nhưng vấn đề khó khăn nhất hiện nay là rất khó phân biệt giữa người đầu cơ và người mua vàng tích trữ, thưa ông?
Nếu mua vàng để tích trữ và không có mục đích đầu cơ thì có thể gửi ngân hàng. Khi mua bán vàng qua ngân hàng, người dân sẽ không bị đánh thuế, và sẽ được mua với giá chứng chỉ vàng. Khi phát hành tín chỉ vàng, NHNN sẽ là nơi lưu giữ vàng. Do đó, người dân sẽ không bao giờ lo bị mất vàng, thậm chí còn an toàn hơn rất nhiều khi mang vàng vật chất cất giữ ở nhà.
Còn nếu mua vàng vật chất, sau đó bán lại thì có thể bị đánh thuế. Như vậy, sẽ đảm bảo vẫn tôn trọng quyền của những người có vàng tích trữ.
- Việc phát hành chứng chỉ vàng là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, để chứng chỉ vàng thực sự hấp dẫn với người dân, thì cần phải có thị trường thứ cấp để giao dịch chứng chỉ vàng, có nghĩa là cần thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Đúng như vậy, tâm lý của người dân là bỏ tiền ra mua vàng thì phải sở hữu vàng vật chất. Tâm lý này đã tồn tại từ nhiều năm nay, nên rất khó thay đổi. Do đó, muốn phát hành chứng chỉ vàng thành công, thì cần phải tạo ra thị trường thứ cấp để giao dịch chứng chỉ vàng, có nghĩa là cần thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia. Sở giao dịch sẽ là trung tâm giao dịch tập trung, không chỉ giao dịch chứng chỉ vàng, mà có thể giao dịch vàng tài khoản, vàng vật chất. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu giao dịch vàng vật chất, đồng thời góp phần liên thông thị trường vàng trong nước và thị trường vàng quốc tế, giảm thiểu chênh lệch giá vàng theo chỉ đạo của Chính phủ.
Các sàn vàng trước đây hoạt động tự phát nên đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nay nếu Sở giao dịch vàng quốc gia hoạt động theo hành lang pháp lý chặt chẽ, sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, nhà đầu tư....
- Trân trọng cảm ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận