Cái bắt tay của 3 anh lớn và hệ sinh thái chặt chẽ
"VINGROUP - TECHCOMBANK - MASAN"
Hệ sinh thái ngân hàng - doanh nghiệp là câu chuyện cũ, nhưng luôn là vấn đề mới trong hoạt động kinh doanh.
Giữa các mắt xích trong hệ sinh thái với nhau là mối quan hệ "tương hỗ". Ngân hàng đóng vai trò như một cổng tài chính đáp ứng nhu cầu vốn và thanh khoản của doanh nghiệp. Ngược lại ngân hàng cũng có lợi không nhỏ từ việc quản lý dòng tiền và lãi vay từ các doanh nghiệp. Không những thế, hệ sinh thái mang đến một nguồn lực dùng chung như nguồn vốn, khách hàng và quản trị mà đối tác này có thể tận dụng hoặc chia sẻ cho nhau.
Một trong những hệ sinh thái chặt chẽ nhất ở thời điểm hiện tại có thể kể đến là "VINGROUP - TECHCOMBANK - MASAN".
Ngân hàng Techcombank và Tập đoàn Masan được biết đến là bộ đôi doanh nghiệp – ngân hàng điển hình tại Việt Nam với mối quan hệ thân thiết thông qua cho vay, tiền gửi cũng như đầu tư trái phiếu.
Mối quan hệ này chỉ bắt đầu rõ nét từ sau khi ông Hồ Hùng Anh lên nắm quyền Techcombank vào năm 2008. Năm sau đó, Techcombank đón nhận cổ đông lớn nắm 20% cổ phần là CTCP Tập đoàn Masan.
Hai "sếp lớn" trong HĐQT Teccombank là Chủ tịch Hồ Hùng Anh và Phó Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang từng lần lượt là Phó Chủ tịch và Chủ tịch HĐQT Masan.
Mới đây, Techcombank vừa có Nghị quyết phê duyệt cấp khoản tín dụng 1.500 tỷ đồng cho Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (NPM) và Công ty TNHH Vonfram Masan (MTC).
Cụ thể, hạn mức tín dụng cấp cho Khoáng sản Núi Pháo là tối đa 1.500 tỷ và cho Vonfram Masan không quá 600 tỷ đồng. Hạn mức tín dụng có thời hạn 12 tháng, bao gồm hạn mức cho vay, hạn mức bảo, hạn mức thư tín dụng, hạn mức chiết khấu và hạn mức thấu chi.
Techcombank hưởng lợi bao nhiêu từ đối tác 'sinh thái' Masan?
Trong năm 2021, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Techcombank liên quan đến CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận hơn 188,4 tỷ đồng; tại CTCP Masan High – Tech Materials hơn 19 tỷ đồng và tại Khoáng sản Núi Pháo gần 23 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 12/2021, giá trị hợp đồng bảo lãnh, phát hành thư tín dụng của Techcombank tại CTCP Mobicast hơn 450 tỷ đồng và Khoáng sản Núi Pháo gần 51 tỷ đồng.
Masan đã thu về phần lãi tương đối lớn được chia từ Techcombank, chiếm gần 1/2 lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn. Bên cạnh đó, Masan cũng nhận khoản vay lớn từ Techcombank và có lượng lớn trái phiếu được TCBS tư vấn niêm yết và bán theo thoả thuận.
Mối quan hệ TECHCOMBANK và VINGROUP
Ngoài MASAN không thể không nói đến mối quan hệ giữa Techcombank và Tập đoàn VINGROUP.
Khách hàng vay mua nhà là phân khúc chiến lược của Techcombank được chủ yếu được khai thác từ quần thể Vingroup
Chuỗi giá trị khép kín này khiến cho Techcombank có sự phụ thuộc và chịu tác động lớn từ chính các dự án Vingroup và thị trường bất động sản. Ngoài ra, quần thể này cũng đóng góp khoảng 15% tổng tiền gửi không kỳ hạn và hơn 30% lãi thu từ hoạt động dịch vụ cho ngân hàng.
Masan đã thu về phần lãi tương đối lớn được chia từ Techcombank, chiếm gần 1/2 lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn. Bên cạnh đó, Masan cũng nhận khoản vay lớn từ Techcombank và có lượng lớn trái phiếu được TCBS tư vấn niêm yết và bán theo thoả thuận.
Hơn 85% khoản vay mua nhà của Techcombank là từ dự án của Vingroup
Theo thống kê tính đến cuối năm 2017, gần 11% khoản vay dài hạn của Vingroup đến từ Techcombank. Nếu không xét đến khoản vay hợp vốn thì Techcombank là “chủ nợ” lớn thứ hai của Vingroup sau Vietcombank. Techcombank cũng là trái chủ của Tập đoàn khi nắm giữ gần 300 tỷ đồng trái phiếu Vingroup phát hành ra.
Theo HSC, Vingroup đóng góp 8% vào tổng tiền gửi không kỳ hạn của Techcombank. Ngoài ra, hơn 85% khoản vay mua nhà của Techcombank đến từ những dự án của Vingroup với hơn 11.000 khách hàng.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng đến từ hệ sinh thái Vingroup (chủ yếu là phí phát hành và phân phối trái phiếu doanh nghiệp) chiếm tới 24% tổng lãi thuần hoạt động dịch vụ của ngân hàng.
Chuyện tình VINGROUP và MASAN
Cú bắt tay lịch sử giữa Vingroup và Masan trong những ngày cuối năm 2019 được đánh giá là một động thái tích cực, thể hiện tính năng động và đoàn kết của khối doanh nghiệp tư nhân trong nước - hợp tác để cùng phát triển.
Cuối năm 2018, doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã công bố chuyển hướng phát triển để trở thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Thương mại dịch vụ. Với định hướng mới này, việc Vingroup nhường “mặt trận” bán lẻ và nông nghiệp cho Masan.
Ngược lại, với tư cách là tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, lại đang đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực chăn nuôi (với thương hiệu MeatDeli) thì việc tiếp nhận thêm mạng lưới bán lẻ lớn nhất cả nước cùng mảng nông nghiệp đã khẳng định được vị thế vững chắc từ Vingroup, Masan chẳng khác gì “hổ mọc thêm cánh”.
Trong thương vụ này đôi bên đều được hưởng lợi.
Đối với Vingroup, họ tìm được một lối thoát để buông được một "miếng gân gà" nhằm tập trung nguồn lực cho nỗ lực chính. Không những thế, họ còn chuyển đổi thành công một gánh nặng chi phí (sẽ còn lỗ ít nhất 2 năm nữa, cho dù đổ thêm một vài tỷ USD nữa vào) thành một lợi nhuận chắc chắn trong tương lai gần mà chả cần làm gì.
Với Masan, họ có thêm một mảnh ghép để đến gần với người tiêu dùng hơn. Hiện các hãng tiêu dùng nhanh (FMCG) đang tốn từ 35 - 48% giá bán để đưa hàng đến tay khách hàng (có trường hợp tốn kém hơn).
VINGROUP – TECHCOMBANK – MASAN BẮT TAY NHAU ĐẰNG SAU ONE MOUNT GROUP
Tên gọi One Mount Group được cho là lấy cảm hứng từ thành ngữ “”ba cây chụm lại nên hòn núi cao”” xuất phát từ hình ảnh hợp tác trên nhiều phương diện giữa 3 tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Hồ Hùng Anh – Nguyễn Đăng Quang của 3 tập đoàn Vingroup – Techcombank – Masan Group.
Công ty Cổ phần One Mount Group thành lập 19/9/019 với vốn điều lệ 3.047 tỷ đồng, trong đó Vingroup góp 51,22% vốn thành lập. Bên cạnh Vingroup, One Mount Group còn 2 cổ đông sáng lập khác là 2 cá nhân: Nguyễn Minh Hồng (0,98%) và Ngạc Văn Lượng (0,06%).
Thực tế từ lâu giữa Vingroup cùng Masan và Techcombank (Masan là cổ đông chính và có nhiều đại diện trong HĐQT của Techcombank) đã có nhiều mối quan hệ kinh doanh nhưng ít khi được công bố rộng rãi. Trong buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích vào tháng 10/2019, lãnh đạo Techcombank cũng cho biết “Vingroup và Masan chiếm 9-10% tổng nguồn thu của ngân hàng”.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường