Tìm mã CK, công ty, tin tức
Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Khi phân tích 1 doanh nghiệp, bên cạnh việc phân tích các chỉ số tài chính, sản phẩm, mô hình kinh doanh thì việc phân tích yếu tố con người cũng không kém phần quan trọng.
Con người, cụ thể là ban lãnh đạo chính là những người thay mặt cổ đông, trực tiếp lèo lái doanh nghiệp để đạt được mục đích đề ra. 1 ban lãnh đạo tốt sẽ biến 1 doanh nghiệp từ mức trung bình thành phát triển vượt bậc và ngược lại. Bởi cổ động nhỏ không có quyền tác động trực tiếp tới hoạt động và định hướng của doanh nghiệp, việc chọn ra 1 ban lãnh đạo mà không vì lợi ích bản than mà quên đi lợi ích của cổ đông là điều cực kì cần thiết. Đây là 1 số dấu hiệu để đánh giá ban lãnh đạo yếu kém.
(1) Thường xuyên không thực hiện lời hứa, kế hoạch đối với cổ đông
Sự đáng tin đến từ lời nói của ban lãnh đạo là yếu tố quan trọng nhất. Lời nói về kế hoạch công ty, dự định của ban lãnh đạo đều cần phải dựa trên thực tế. Nếu lời hứa của người đứng đầu doanh nghiệp thì chỉ là gió thoảng thì cổ đông biết tin ai?
A) Ban lãnh đạo thường xuyên đạt các kế hoạch viển vông, không thực tế cho cổ đông phấn khích nhưng thường xuyên không hoàn thành kế hoạch đề ra. HQC là điển hình cho trường hợp này, ban lãnh đạo liên tục đề ra kế hoạch kinh doanh với doanh thu lên cả hàng nghìn tỷ cùng lợi nhuận khủng nhưng trên thực tế thông thường HQC chỉ đạt 30% so với kế hoạch. Ban lãnh đạo đưa ra kế hoạch quá cao và hoàn toàn không đặt nặng việc phải hoàn thiện các hoạt động này.
B) 1 trường hợp nữa về sự thất hứa đó chính là của ban lãnh đạo của hệ sinh thái FLC. Tại đại hội cổ đông thường niên 2019 của FLC, ông Trịnh Văn Quyết cam kết trước mặt cổ đông rằng không bán cổ phiếu ROS trong năm nay, đồng thời khẳng định rằng chưa có kế hoạch bán trong những năm sau. “Tôi và các cổ đông lớn đang nắm giữ hơn 80% vốn ROS và sẽ không bán ra ngoài, nếu có bán cũng chỉ chuyển sang tay cổ đông khác”, Tuy vậy đến tháng 10/2019, Trịnh Văn Quyết đã bán 70 triệu cổ phiếu ROS. Không dừng ở đó, ngày 4/12, ông Quyết lại tiếp tục đăng ký bán 21 triệu cổ phiếu ROS.
(2) Các giao dịch nhập nhằng với bên liên quan đem lại lợi ích cho ban lãnh đạo
Nhiều chủ doanh nghiệp niêm yết trên sàn có nhiều công ty con thuộc sở hữu riêng của họ. Vì công ty niêm yết trên sàn có quá nhiều lợi ích nên có người nổi lòng tham, muốn gặt bỏ cổ đông để chiếm trọn miếng bánh. Họ thường có những giao dịch nhập nhằng với các công ty con mà họ/người thân sở hũu, đưa những hợp đồng tốt cho công ty con, ghi nhận nhiều khoản phải thu đối với các bên liên quan,… Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới cổ đông của công ty niêm yết khi lợi nhuận, tiền mặt của doanh nghiệp đều chảy vào trongtúi riêng của lãnh đạo
A) Một trường hợp cho trường hợp này là CTD và cựu chủ tịch Nguyễn Bá Dương. Dưới thời của ông Nguyễn Bá Dương, CTD có rất nhiều công ty được giới thiệu là “người nhà” như Unicons, Ricons, FDC (Newtecons), BM Windows, Boho Décor, Dcons, SMART,… có nhận những gói thầu phụ cho CTD nhưng trên thực tế lại là đối thủ, thường cạnh tranh trực tiếp để nhận thầu.
Ông Dương dù không nắm cổ phần trong các công ty này trong thời gia trước nhưng những người thân của ông lại là cổ đông sáng lập của hầu hết các công ty kia như em ruột đứng tên cổ đông sáng lập của BM Windows, Newtecons, SMART, Dcons. Em rể là cổ đông sáng lập của BM Windows, trong khi vợ là cổ đông sáng lập của BM Windows và nắm cổ phần lớn trong Ricons…
Doanh thu và lợi nhuận của Ricons cũng tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2013-2018, từ mức 1.300 tỷ năm 2013, đã tăng lên 9.300 tỷ đồng vào năm 2018 còn lợi nhuận tăng gấp 14 lần so với thời điểm 5 năm trước đó. Trong khi đó, suốt 3 năm qua, lợi nhuận của Coteccons gần như đứng yên ở mốc 1500 tỷ đồng. Và trong tình cảnh đó, ông Dương đã đề nghị CTD tới việc mua lại Ricon, bất chấp việc xung đột lợi ích.
(3) Liên tục nói về giá cổ phiếu, hô hào, mua bán
Thông thường, chủ tịch của 1 doanh nghiệp sẽ phải tập trung vào việc phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ít thời gian để ý tới biến động giá cổ phiếu. Bởi giá cổ phiếu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như định tin đồn, cung cầu, thị trường,… 1 ban lãnh đạo tốt sẽ tập trung vào làm ăn để doanh nghiệp tăng trưởng tốt nhất chứ sẽ không nói về giá cổ phiếu thường xuyên
A) Trường hợp kinh điển cho việc việc này là ở nhóm Louis (TGG, BII, APG, SMT,…) và ông Đỗ Thành Nhân. Thay vì tập trung vào làm ăn, ông đã tại nhóm facebook Louis Family và hô hào các nhà đầu tư tham gia và cổ phiếu. Và đặc biệt, ông liên tục hô hào mua bán các cổ phiếu, đưa ra các nhận định giá trên nhóm và facebook cá nhân: "Từ đây đến cuối năm BII không được 3X. Mọi người cứ chửi thoải mái"; "Từ đây đến cuối năm: BII không được 3X, TGG không được 4X-5X, APG không được 2X, SMT không được 3X, DDV không được 3X, AGM xuống 2X; mọi người cứ chửi thoải mái."
Đến khi cổ phiếu nhóm Louis liên tục giảm sàn, ông Nhân lại chối bỏ trách nhiệm của minh trong việc hô hào cổ đông và khẳng định “Tôi hoàn toàn không biết thị trường chứng khoán là những con số nhảy múa khốc liệt, mỗi ngày nhìn tài khoản mọi người bay hơi mà lòng tôi đau xót”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường