menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Khúc Ngọc Tuyên

Cách giao dịch của bậc thầy đầu tư theo xu hướng Ed Seykota

Ed Seykota là một trong những nhà giao dịch tốt nhất trong thời đại chúng ta. Cho tới thời điểm năm 1988, không một nhà giao dịch nào đạt được thành tích như Ed Seykota trong một khoảng thời gian tương tự, một trong những tài khoản của anh ấy giao dịch đã tăng 250.000% từ năm 1972 tới 1988 (năm 2000, Dan Zanger đã phá vỡ kỷ lục này và đang là nhà giao dịch có thành tích kỷ lục nhất, trong 23 tháng biến 11 nghìn đô thành 42 triệu đô).

Sau đây là cuộc phỏng vấn Seykota được ghi lại trong cuốn sách Phù thủy sàn chứng khoán của tác giả Tác giả Jack. D. Schwager (Xuất bản lần đầu năm 1988).

————————————————————————————————————————————–

Vì sao có quá nhiều nhà giao dịch thất bại trên thị trường?

Hầu hết những con rùa con đều không sống được tới khi trưởng thành. Trên thị trường tài chính cũng vậy, nhiều người được xướng tên nhưng chỉ một vài người được chọn. Xã hội vận hành bằng việc hấp dẫn số đông. Khi họ bị loại bỏ sẽ chỉ còn những tay chơi tốt ở lại, những người khác được giải phóng để làm công việc khác cho tới khi họ tìm thấy tiếng gọi của bản thân. Việc theo đuổi các ngành nghề khác cũng dựa trên chân lý tương tự, những người giỏi nhất ở mỗi ngành nghề đều sẽ trở nên giàu có.

Thông thường, một nhà đầu tư mới cần khoảng 5-6 năm học hỏi (và thậm chí gặp phải thất bại vài lần) mới có thể trở nên thành thạo.

Rất ít nhà giao dịch đạt được thành công rực rỡ như anh, điều gì đã làm anh khác biệt?

Tôi nghĩ thành công của mình đến từ tình yêu dành cho thị trường. Tôi không phải là một nhà giao dịch thông thường. Giao dịch là cuộc sống của tôi, tôi đam mê giao dịch. Nó không chỉ là một thói quen, thậm chí không chỉ là một lựa chọn nghề nghiệp đối với tôi. Giao dịch là những gì tôi dự định sẽ làm trong suốt cuộc đời mình.

Phong cách giao dịch của anh là gì?

Phong cách của tôi về cơ bản là đi theo xu hướng, với khả năng nhận diện một vài mẫu hình đặc biệt và quản lý vốn theo các công thức toán học.

Các huyền thoại giao dịch và đầu tư khác cũng có phát biểu tương tự. W. J. O’Neil, Mark Minervini, Dan Zanger, David Ryan… đều chỉ sử dụng số lượng mẫu hình biểu đồ đếm được trên đầu ngón tay như Cốc tay cầm, Hai đáy tiếp diễn, nền giá phẳng, nền giá dốc lên, tam giác dốc lên, vai đầu vai và VDV ngược…

Việc quản lý vốn theo công thức toán học cũng là điều cực kỳ quan trọng được các huyền thoại này nhấn mạnh. Một trong số đó là công thức duy trì mức chốt laĩ gấp 3 lần mức dừng lỗ trở lên. Một trong những yếu tố để duy trì điều đó là nhận ra các cổ phiếu yếu để loại bỏ sớm, cắt lỗ ở mức nhất định (tùy tính cách từng NĐT nhưng thường không quá 10%) và nắm giữ các cổ phiếu mạnh. Bạn có thể tham khảo quy tắc này trong cuốn sách sắp xuất bản của Tuyên và cộng sự có tên là Nhà đầu tư thành công – một tác phẩm kinh điển của huyền thoại W. J. O’Neil. Một công thức toán học khác cũng không kém phần quan trọng là quy tắc phân bổ vốn theo tỷ trọng tối ưu để thắng lớn khi đúng nhưng không thua quá lớn khi sai. Tỷ trọng tối ưu được đông đảo các nhà giao dịch đỉnh cao đề xuất là 25% NAV, tất nhiên là có ngoại lệ nếu bạn là người có kinh nghiệm nhiều năm.

Có phải anh chỉ sử dụng phân tích kỹ thuật không?

Tôi chủ yếu giao dịch theo xu hướng với lợi thế là khoảng 20 năm kinh nghiệm. Thứ tự ưu tiên quan trọng đối với tôi là:

Xu hướng dài hạn bạn.

Mẫu hình biểu đồ hiện tại

Chọn một thời điểm giao dịch tốt để mua hoặc bán.

Đây là 3 yếu tố chủ đạo trong giao dịch của tôi. Ở vị trí thứ tư là những ý tưởng cơ bản. Nhưng khi cân nhắc quá kỹ các yếu tố cơ bản thì tôi thường mất tiền.

Nhiều nhà đầu tư đặt yếu tố cơ bản lên hàng đầu, như một yếu tố đầu tiên để ra quyết định giao dịch. Ví dụ, tôi có người bạn đã mua FRT ở giá 92 vì “ôi dào, cơ bản nó tốt thế này mua giá nào chẳng được”, sau đó cổ phiếu tăng một chút nữa trước khi quay đầu điều chỉnh xây nền giá mới, về mức thấp nhất là vùng 73. Sau này khi tôi mua vào FRT ở vùng 96-108 theo điểm mua sớm và điểm mua phá vỡ cốc tay cầm, cổ phiếu chạy mạnh và tôi thấy nên giữ cổ phiếu này lâu dài, khi đó tôi chat với anh bạn này để khuyên ôm tiếp, thì anh ấy nói “tôi bán 92 lúc hòa vốn mất rồi”. Vậy đó, anh ấy đã “mua giá nào chẳng được”, rồi bán ngay ở vùng mà tôi muốn mua vào, ngay trước khi cổ phiếu tăng giá mạnh, thật đúng là “cốc mò cò xơi”.

Thực thế thì cách làm đúng phải là tìm kiếm các cổ phiếu có cơ bản mạnh như KQKD tăng trưởng mạnh, hoặc có sản phẩm/dự án mới sắp kinh doanh hay đang kinh doanh (nhất là cổ phiếu BDS), nhóm thâu tóm sát nhập cũng thường mang lại lợi nhuận cao (như GEX VGC năm 2021), nhóm hưởng lợi chính sách như thuế hoặc hiệp định thương mại cũng có thể tăng giá tốt, nhóm hưởng lợi giá hàng hóa tăng trong khi tự chủ được NVL đầu vào (như DGC 2020-2022) hoặc ký được hợp đồng cung cấp NVL ở mức giá cổ định (như DCM DPM) hoặc còn hàng tồn kho lớn từ trước cũng được, nhưng hiệu suất sẽ kém hơn và thường đạt đến đỉnh nhanh hơn… Sau khi đã tìm được, thì chờ đợi cổ phiếu thiết lập một mẫu hình biểu đồ tốt, cuối cùng chọn điểm mua dựa trên những dấu hiệu cho thấy cổ phiếu sắp hoàn thiện nền giá hoặc bắt đầu phá vỡ thoát ra khỏi nền giá để bước vào giai đoạn tăng giá tiếp theo.

Thường thì đa số NĐT sẽ xem xét tin tức và một số tiêu chí về cơ bản, thấy tin tức báo chí nói tốt hoặc thấy công ty lãi to là nhảy vào đu ngay mà không cần biết điểm mua và nền giá đã ở rất xa rồi. Mua kiểu này hay bị trường hợp cổ phiếu bắt đầu đạt đỉnh ngắn hạn rồi đi vào giai đoạn xây nền giá mới trong vòng vài tháng với mức điều chỉnh bên trong nền giá từ 12-15% đến cực đại 30-40%, thì sẽ bị lỗ và chán nản, ai lỳ lắm thì cầm được tới khi cổ phiếu quay về giá vốn như anh bạn FRT của tôi kể trên.

Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, cách tiếp cận của các nhà đầu tư năng động là xem xét mẫu hình biểu đồ trước. Với những tay chơi có kinh nghiệm, họ chỉ mất một vài phút là nhận ra một biểu đồ giá của cổ phiếu là tốt thay không. Khi phát hiện được các mẫu hình biểu đồ mạnh thì họ mới nghiên cứu yếu tố xúc tác giúp thúc đẩy giá, chính là các yếu tố cơ bản. Bắt gặp một cổ phiếu có sự hội tụ của cả hai yếu tố này, họ sẽ mua một phần bên trong nền giá, tại các điểm mua sớm, sau đó mua đủ vị thế hoàn hảo khi có sự xác nhận phá vỡ nền giá bước vào giai đoạn tăng giá mạnh. Sau khi cổ phiếu đã tăng giá khỏi vùng mua, họ quan sát đánh giá hành động của cổ phiếu để xác định cách quản trị phù hợp, tức là nên bán ở mức nhất định hay nên nắm giữ lâu để thu lợi 50-100% hoặc hơn, xem xét cổ phiếu có vận động đúng ,không hay có khả năng thất bại phải cắt lỗ để tìm cơ hội khác tốt hơn. Mua một cổ phiếu luôn dễ dàng, nhưng bán ở đâu để có lợi nhuận tối ưu nhất thì cần rất nhiều năm nghiên cứu và học hỏi, đúc rút kinh nghiệm. Ngay cả khi đã có kinh nghiệm nhiều năm nhưng tôi vẫn thường xuyên bị tình trạng bán ở mức lãi 70-100% nhưng sau đó cổ phiếu còn tăng tiếp 200-300% nữa. Bán thực sự khó hơn mua rất nhiều, nên có ít người dám viết sách hoặc dám đưa ra tuyên bố cứng về cách bán cổ phiếu.

Giao dịch bi kịch nhất hoặc để lại nhiều cảm xúc nhất của anh là gì?

Những trải nghiệm giao dịch nhiều cảm xúc và bi kịch nghe có vẻ tiêu cực quá. Cú trượt chân lớn nhất của tôi xảy ra ngay sau khi tôi đưa cảm xúc tham gia vào những vị thế của mình.

Trong tác phẩm “Giao dịch với phong độ đỉnh cao – Trading in the Zone” của Mark Douglas (*), ông phát biểu rằng: “Điều khác biệt nhất giữa nhà giao dịch đỉnh cao so với những người khác là Các nhà giao dịch giỏi nhất là những người không biết sợ. Họ không sợ hãi bởi họ đã phát triển được những thái độ giúp họ có mức độ linh hoạt về tinh thần lớn nhất, nhờ đó họ vào và thoát khỏi giao dịch dựa trên những điều thị trường đang nói với họ về các khả năng dựa trên quan điểm của chính thị trường. Đồng thời, những nhà giao dịch giỏi nhất đã phát triển được thái độ ngăn họ trở nên liều lĩnh. Mọi nhà giao dịch khác, những người chưa đạt tới đẳng cấp chiến thắng đều đặn, đều có sự sợ hãi, ở một mức độ nào đó, theo cách này hay cách khác. Khi họ không sợ hãi mà đang hưng phấn và tự tin với những giao dịch chiến thắng liên tiếp, họ sẽ nảy sinh xu hướng trở nên liều lĩnh và sớm hay muộn sẽ tự tạo ra cho bản thân loại trải nghiệm khiến họ kể từ đó trở nên sợ hãi”. Ở đây, chúng ta vui mừng nhận ra rằng ngay cả một huyền thoại giao dịch, thầy của nhiều bậc thầy như Ed Seykota cũng đã từng có lúc bị trượt chân vì để cho cảm xúc tham gia vào giao dịch. Tôi tự hỏi cảm xúc ông nói tới ở đây là gì? Tôi dám chắc đó là sự tự tin quá mức khi vừa có 1 chuỗi chiến thắng liên tiếp, hoặc cũng có thể là cảm giác cay cú muốn giao dịch trả thù khi bản thân vừa trải qua 1 chuỗi thua lỗ liên tiếp. Hai trạng thái cảm xúc này có thể đánh gục hầu hết mọi nhà giao dịch.

(*: Cuốn sách này có bản dịch tiếng việt pdf trên net nhưng chất lượng dịch khá tệ, hãy chờ đợi cuốn sách được team finfin xuất bản vào tháng 5, đây thực sự là một cuốn sách phải có của mọi nhà đầu tư.

Các yếu tố làm nên một giao dịch tốt là gì?

Các yếu tố của một giao dịch tốt bao gồm: (1) Cắt lỗ (2) Cắt lỗ và (3) Cắt lỗ. Nếu anh có thể tuân theo ba nguyên tắc này anh sẽ có cơ hội.

Thế anh giải quyết việc gặp thua lỗ liên tiếp như thế nào? (Câu hỏi này thấy rất hay vì liên tục phải cắt lỗ có thể cháy tài khoản)

Tôi giải quyết việc lỗ liên tiếp bằng cách cắt giảm quy mô giao dịch và tần suất giao dịch. Tôi chỉ đơn giản là đợi nó qua đi. Cố gắng giao dịch trong suốt một chuỗi thua lỗ là việc làm tàn phá tinh thần, mất đi tinh thần là đánh mất tất cả. Cố gắng tham gia trò “đuổi bắt” có thể dẫn đến kết cục chết chóc.

Như đã nói ở phần trước, đa số mọi người sau khi trải qua chuỗi cắt lỗ liên tiếp sẽ nảy sinh tâm lý muốn giao dịch để trả thù, muốn all-in full margin để nhanh chóng lấy lại số tiền vừa đánh mất. Kết quả cuối cùng cớm muộn sẽ là cháy tài khoản. Các huyền thoại giao dịch khác (O’Neil, Minervini…) cũng cắt giảm quy mô giao dịch khi gặp phải vài cú cắt lỗ liên tiếp, và khi trở lại giải ngân từ trạng thái tiền mặt chuyển thành cổ phiếu, họ sẽ giao dịch từ từ từng phần, nếu những phần đầu thành công, và thị trường đi đúng hướng thì họ mới tiếp tục gia tăng quy mô giao dịch, nếu sai từ các vị thế đầu tiên thì họ thoát ra và chỉ chịu thiệt hại nhỏ. Đây là một quy tắc rất quan trọng để giành được chiến thắng, bản thân Tuyên cũng sử dụng những nguyên tắc này từ nhiều năm nay, và chúng chính là bí quyết giúp Tuyên tăng NAV đều đặn qua các năm. Các nguyên tắc này được đề cập nhiều lần trong các cuốn sách như Nhà đầu tư thành công, Những bậc thầy đầu tư theo đà tăng trưởng…

Những quy tắc giao dịch nào giúp anh sống sót?

Cắt lỗ

Nắm giữ vị thế chiến thắng

Giữ tỷ lệ đánh cược hợp lý (

Tuân theo nguyên tắc mà không thắc mắc

Biết khi nào cần phá vỡ nguyên tắc

Tỷ lệ đánh cược hợp lý có nghĩa là quy tắc phần thưởng tiềm năng phải gấp nhiều lần rui ro, tối thiểu gấp 2-3 lần. Đồng thời chỉ đặt cược tối đa 25% NAV cho một vị thế để tránh những sai lầm không thể vực dậy.

Hai nguyên tắc cuối cùng của anh rất thú vị vì chúng trái ngược nhau, giờ hãy nói một cách nghiêm túc, anh tin tưởng vào cái nào: tuân thủ nguyên tắc hay biết khi nào nên phá vỡ chúng?

Tôi tin tưởng cả hai. Hầu hết thời gian tôi tuân theo nguyên tắc. Khi tiếp tục nghiên cứu thị trường, đôi khi tôi tìm được một nguyên tắc mới (của thị trường, không phải chủ kiến cá nhân) phủ định và thay thế một nguyên tắc cũ trước đó. Thỉnh thoảng tôi cũng phá vỡ quy tắc theo chủ quan cá nhân. Khi điều đó xảy ra tôi chỉ đơn giản thoát khỏi thị trường và đi nghỉ cho tới khi cảm thấy mình sẵn sàng tuân theo nguyên tắc một lần nữa.

Tôi không nghĩ nhà giao dịch có thể tuân theo những nguyên tắc trong thời gian rất dài trừ khi chúng phản ánh phương pháp giao dịch của họ. Cuối cùng, thời điểm phá vỡ quy tắc sẽ đến (khi quy tắc không còn đúng do điều kiện thị trường thay đổi, như thị trường đi vào xu hướng giảm) và nhà giao dịch phải thoát ra, hoặc phải thay đổi, hoặc tìm ra những bộ quy tắc mới mà anh ta có thể tuân theo. Điều này dường như là một phần của sự tăng trưởng và tiến hóa của một nhà giao dịch.

Anh có sử dụng dịch vụ báo cáo thị trường do bên khác cung cấp không?

Không. Những báo cáo thị trường có xu hướng bị chậm so với thị trường, bởi nó phản ánh nhu cầu tin tức về những hành động gần đây. Dù có những ngoại lệ quan trọng, nhưng viết báo cáo thị trường thường là nghề khởi đầu trong ngành công nghiệp đầu tư/giao dịch tài chính. Do đó, việc này thường được đảm nhận bởi những nhà giao dịch không có kinh nghiệm, hoặc người không làm nghề giao dịch. Những người giao dịch tốt sẽ giao dịch, còn những người viết báo cáo phân tích sẽ chuyên viết báo cáo phân tích.

Tôi để ý thấy không có màn hình giao dịch trên bàn làm việc của anh, vì sao thế?

Có một màn hình giao dịch giống như có một máy bán hàng tự động trên bàn, anh sẽ giao dịch liên tục cả ngày. Tôi chỉ xem số liệu về giá sau khi đóng cửa mỗi ngày.

Anh đã tập trung rất nhiều vào mặt tâm lý, anh có thể đoán biết được liệu một người sẽ có thể trở thành một nhà giao dịch thắng lợi hay thua lỗ bằng cách nói chuyện với anh ta không?

Có chứ, những người giao dịch Thắng Lợi Thường Chiến Thắng ở bất kỳ lĩnh vực nào mà họ tham gia trong nhiều năm.

Anh tìm kiếm phẩm chất nào để nhận ra đặc điểm của một người giao dịch Chiến Thắng?

Anh ta yêu thích giao dịch và anh ta khát khao Chiến Thắng.

(Các Phù thuỷ sàn chứng khoán – Jack D. Schwager)

Chú thích: Phần in nghiêng màu xanh là nhận xét mang tính cá nhân của admin, thể hiện quan điểm cá nhân, chứ không phải muốn gây tranh cãi với người có ý kiến khác, vì có nhiều cách để đầu tư thành công, miễn thành thạo là kiếm được tiền.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Khúc Ngọc Tuyên

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả