menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Minh Thu.

Các thương vụ gọi vốn 'khủng' của ngành công nghiệp tiền điển tử trong năm 2022

Đa số thương vụ gọi vốn thành công của lĩnh vực tiền mã hóa trong năm 2022 đều diễn ra vào nửa đầu năm, trước khi thị trường này chao đảo bởi sự sụp đổ của Luna, FTX.

Năm 2022 - năm đầy thách thức đối với ngành công nghiệp tiền điện tử. Sự sụp đổ của Terra vào tháng 5/2022 là điều mà các nhà phân tích coi là sự khởi đầu của “mùa đông crypto”.

Các công ty đầu tư mạo hiểm (VC) cũng cẩn trọng hơn với lĩnh vực này. Theo dữ liệu từ Crunchbase, nguồn vốn mạo hiểm cho các công ty khởi nghiệp tiền mã hóa đã giảm đáng kể, từ 8,8 tỉ USD trong quý 1/2022 xuống còn 6,2 tỉ USD trong quý 2/2022 và còn 3,4 tỉ USD trong quý 3/2022.

Dẫu vậy, ngành công nghiệp tiền mã hóa vẫn ghi nhận một số thương vụ gọi vốn 'khủng' trong năm 2022.

Các thương vụ gọi vốn 'khủng' của ngành công nghiệp tiền điển tử trong năm 2022

Bất chấp dự sụt giảm, một số công ty vẫn xoay sở để tăng các vòng gọi vốn, dù chỉ trong nửa đầu năm. Hãy cùng nhìn lại các thương vụ gọi vốn khủng trong năm 2022 của ngành công nghiệp tiền điện tử.

1. Yuga Labs: 450 triệu USD

Yuga Labs - công ty đứng sau Bored Ape Yatch Club - đã hoàn tất vòng gọi vốn trị giá 450 triệu USD vào tháng 3 do Andreessen Horowitz dẫn đầu. Thương vụ này đã nâng mức định giá Yuga Labs lên 4 tỉ USD.

Tuy nhiên, con đường đi đến thành công của Yuga Labs đã gặp nhiều khó khăn khi thị trường NFT thời điểm ấy đang suy yếu, đồng thời công ty cũng bị điều tra bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) do bán chứng khoán chưa đăng ký.

2. ConsenSys: 450 triệu USD

Một thương vụ gọi vốn lớn khác đến từ ConsenSys được dẫn dắt bởi nhà đồng sáng lập Ethereum Joe Lubin. Đây là công ty xây dựng phần mềm tập trung vào hệ sinh thái Ethereum, bao gồm ví DeFi MetaMask có hơn 30 triệu người dùng hàng tháng.

Vào tháng 3/2022, ConsenSys đã huy động thành công 450 triệu USD trong vòng gọi vốn Series D do ParaFi Capital dẫn đầu, định giá công ty ở mức 7 tỉ USD.

Nhưng kể từ đó, công ty này phải đối mặt với những chỉ trích do lo ngại về quyền riêng tư xung quanh phần mềm của mình, dù cho Lubin đã trấn an rằng họ đang nỗ lực giải quyết các vấn đề tiềm ẩn.

3. Polygon: 450 triệu USD

Polygon là một nền tảng blockchain lớp 2 được xây dựng dựa trên Ethereum, với mục đích giúp mở rộng hệ sinh thái cho các ứng dụng từ trò chơi tới DeFi.

4. Powered by GliaStudio

Tháng 2/2022, Polygon thông báo khoản tài trợ trị giá 450 triệu USD do Sequoia Capital dẫn đầu, cùng với sự tham gia của Tiger Global và SoftBank.

Vào thời điểm đó, token độc quyền của Polygon, MATIC, có mức vốn hóa thị trường là 13 tỉ USD. Tuy nhiên, hiện tại, con số này đã giảm xuống mức 6,7 tỉ USD.

Dẫu vậy, Polygon vẫn được xem là “nhân tố bí ẩn” của thị trường khi hoạt động NFT của công ty đang tăng trưởng tích cực.

5. Circle: 400 triệu USD

Tháng 4/2022, Circle, nhà phát hành USDC - stablecoin lớn thứ hai sau Tether, đã đóng vòng tài trợ trị giá 400 triệu USD với các khoản đầu tư từ nguồn tài chính truyền thống bao gồm BlackRock và Fidelity.

Sau đó, công ty cũng có kế hoạch IPO thông qua việc sáp nhập SPAC với mức định giá 9 tỉ USD. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã thất bại vào đầu tháng 12 trong bối cảnh không chắc chắn về sự chấp thuận của SEC.

6. FTX: 400 triệu USD

Hòa chung niềm vui với chi nhánh ở Mỹ, FTX cũng huy động được 400 triệu USD trong vòng Series C, qua đó nâng mức định giá công ty của Sam Bankman-Fried lên đến 32 tỉ USD.

Khi ấy, mức định giá này ngang với tập đoàn chứng khoán Deutsche Boerse của Đức và mạng xã hội Twitter.

Vòng gọi vốn này diễn ra chỉ vài tháng sau khi FTX nhận được khoản tài trợ “khủng” lên tới 420,6 triệu USD từ 69 nhà đầu tư vào tháng 10/2021.

7. Animoca: 358,8 triệu USD

Công ty liên doanh và phần mềm có trụ sở tại Hồng Kông đã huy động được vòng Series A trị giá 358,8 triệu USD vào tháng 1 do Liberty City Ventures dẫn đầu với mức định giá 5 tỷ USD. Trọng tâm của công ty là GameFi - vốn đã trở thành uyển ngữ cho các trò chơi “chơi để kiếm tiền” - một lĩnh vực đã không còn thịnh hành với những tranh cãi xung quanh Axie Infinity.

8. EAR: 350 triệu USD

NEAR là một chuỗi khối tự đặt mình là đối thủ cạnh tranh của Ethereum, cung cấp một nền tảng cho các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung. Sau khi ra mắt vào tháng 10 năm 2020, nó đã huy động được một lượng vốn đáng kể, bao gồm vòng gọi vốn trị giá 350 triệu USD vào tháng 4/2022 do Tiger Global dẫn đầu, ba tháng sau khi huy động được vòng 150 triệu USD vào tháng 1. Sau khi tiền điện tử của nó đạt đỉnh thị trường hơn 12,5 tỷ USD vào tháng 4, nó đã giảm xuống còn gần 1 tỷ USD.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại