24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Quang Sang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Các thương hiệu thời trang Mỹ, EU dời dần sản xuất khỏi châu Á

Các thương hiệu thời trang Mỹ, châu Âu đẩy nhanh việc dời dây chuyền sản xuất khỏi châu Á khi các đơn hàng dịp cuối năm không được đảm bảo.

Các công ty quần áo và giày dép lớn đang chuyển sản xuất sang các nước gần với các cửa hàng của họ ở Mỹ và châu Âu. Xu hướng trên xuất hiện khi biến thể Delta hoành hành khắp châu Á, làm chậm hoặc dừng hẳn dây chuyền sản xuất suốt thời gian dài.

Động thái này cũng diễn ra trong bối cảnh cước phí vận chuyển bị đội lên nhiều lần, đang làm tăng chi phí và buộc các công ty thời trang lớn phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng trải dài toàn cầu và các trung tâm sản xuất chi phí thấp ở châu Á.

Nhà sản xuất trang phục VF Corp và nhà sản xuất đồ dùng ngoài trời Columbia Sportswear đã cảnh báo rằng, sẽ có sự chậm trễ trong các bộ sưu tập mùa thu và mùa xuân. Một số mặt hàng sẽ không đủ chủng loại kích cỡ. Nhà thiết kế Michael Kors cho biết, thương hiệu túi xách Capri Holdings của ông sẽ không đủ lượng hàng tồn như mong muốn cho kỳ nghỉ lễ cuối năm.

Ví dụ mới nhất là nhà bán lẻ thời trang Tây Ban Nha Mango đã đẩy nhanh quá trình tăng sản lượng nội địa ở các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Maroc và Bồ Đào Nha. Trong năm 2019, công ty này chủ yếu sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam. Mango tiết lộ rằng, họ sẽ "mở rộng đáng kể" số lượng các đơn vị sản xuất ở châu Âu vào năm tới.

Tương tự, nhà bán lẻ giày của Mỹ Steve Madden cho biết, họ chuyển 50% sản lượng giày dép từ Trung Quốc sang Brazil và Mexico...

Mặc dù Trung Quốc vẫn tiếp tục sản xuất một phần lớn hàng may mặc cho các chuỗi quần áo của Mỹ và châu Âu nhưng Bulgaria, Ukraine, Romania, Cộng hòa Séc, Maroc và Thổ Nhĩ Kỳ đang là những quốc gia thu hút sự quan tâm mới từ các nhà sản xuất quần áo và giày dép.

Barry Conlon, Giám đốc điều hành của Overhaul, một công ty quản lý rủi ro chuỗi cung ứng, cho biết: "Chúng tôi đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động vận tải hàng hóa và đường bộ ở các nước thuộc Liên Xô cũ... Trong đó, sự bùng nổ lớn nằm ở Hungary và Romania".

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, xuất khẩu hàng may mặc dự kiến đạt 20 tỷ USD trong năm nay - mức cao nhất mọi thời đại. Kết quả này được thúc đẩy bởi số lượng đơn đặt hàng từ Liên minh châu Âu tăng vọt. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của nước này đạt 17 tỷ USD.

Tại Bosnia và Herzegovina, xuất khẩu hàng dệt may và da giày đạt 436,65 triệu USD trong nửa đầu năm 2021. Con số này cao hơn so với cả năm 2020. Giáo sư Muris Pozderac - Thư ký Hiệp hội Dệt may tại quốc gia này cho biết: "Nhiều công ty từ Liên minh châu Âu - đối tác thương mại quan trọng nhất của chúng tôi, đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới và chuỗi cung ứng mới tại thị trường Balkan".

Tại Guatemala, chuỗi cửa hàng bách hóa cao cấp của Mỹ Nordstrom đã chuyển dây chuyền sản xuất sản phẩm thương hiệu riêng vào đất nước này từ năm 2020. Guatemala ghi nhận, xuất khẩu quần áo đạt hơn 1 tỷ USD tính đến cuối tháng 8 năm nay, tăng 34,2% so với năm 2020 và thậm chí cao hơn 8,8% so với năm 2019.

Dẫu vậy, các chuyên gia cho biết nhiều công ty vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào Việt Nam và tiếp tục đặt niềm tin khi tình hình sản xuất đang phục hồi sau thời điểm TP HCM và nhiều địa phương nới lỏng giãn cách. Các doanh nghiệp dệt may đã bắt tay vào khôi phục sản xuất, tình hình không quá khó khăn như dự báo.

Theo khảo sát của Hội Dệt - May - Thêu - Đan TP HCM, lao động ngành này tương đối ổn định. Với các doanh nghiệp lớn, lao động chỉ biến động khoảng 10%, còn với doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ vài phần trăm. Dự trữ các đơn hàng tồn đọng chưa sản xuất còn khá nhiều, đồng thời các đơn hàng mới được bổ sung sẽ giúp các doanh nghiệp dồi dào đơn hàng. Dự báo từ nay đến hết năm, đơn hàng sẽ tích cực và doanh nghiệp sẽ tăng tốc sản xuất.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả