24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
WiChart Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Các chỉ số tài chính và biểu đồ phân tích quan trọng khi phân tích doanh nghiệp

Trải qua quá trình theo dõi chuyên sâu của các chuyên gia hàng đầu trong ngành, WiGroup đã tự tìm hiểu và ghi chú ra một số bộ chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng trong việc phân tích doanh nghiệp.

Bài viết này chia sẻ những ghi chú trên, kèm theo một số trường hợp thực tế để minh họa, hy vọng nhận được sự đóng góp quý báu từ cộng đồng đầu tư để hoàn thiện kiến thức của mình.

Các chỉ số tài chính và biểu đồ phân tích quan trọng khi phân tích doanh nghiệp

Nhóm Chart Theo Dõi Doanh Thu, Lợi Nhuận và Tăng Trưởng

Bộ chart, chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời phân tích cơ cấu của chúng. Ví dụ, nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, bộ chart này sẽ giúp phân biệt nguồn lợi nhuận chính từ hoạt động kinh doanh cốt lõi hay từ các nguồn khác. Bộ chart này bao gồm:

Chart Doanh thu và Tăng trưởng doanh thu

Chart Lợi nhuận và Tăng trưởng lợi nhuận

Chart Cơ cấu lợi nhuận trước thuế Trường hợp thực tế: DCM và HAH, NVL và VJC

Đối với DCM và HAH: Có thể thấy hai doanh nghiệp này đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận, đặc biệt bứt phá trong quý 2/2024. Lợi nhuận trước thuế chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh chính, cho thấy sự phát triển bền vững từ nội lực của doanh nghiệp.

Đối với NVL và VJC: Thể hiện những trường hợp mà thoạt nhìn có vẻ doanh thu tăng trưởng, nhưng lợi nhuận lại âm (như trường hợp của VJC). Hoặc tinh vi hơn là case NVL, cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng vượt bậc, nhưng bóc tách sâu vào trong đó thì lợi nhuận lại đến từ hoạt động tài chính, còn HDKD chính vẫn liên tục lỗ.

Các chỉ số tài chính và biểu đồ phân tích quan trọng khi phân tích doanh nghiệp

Nhóm Chart Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động của Doanh Nghiệp

Bộ chart, chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động này đánh giá cách mà doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực để tạo ra lợi nhuận. Các chỉ số cao thể hiện doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Bộ chart này bao gồm:

Chart Biên lãi gộp, biên lãi EBITDA, biên lãi thuần

Chart Lưu chuyển tiền

Chart Hiệu quả sử dụng vốn: ROIC, ROE, ROA

Chart Dupont Trường hợp thực tế: FPT

Doanh nghiệp có biên lãi gộp giảm trong những quý gần đây, nhưng biên lãi sau thuế vẫn duy trì ổn định, cho thấy lợi nhuận đến từ các hoạt động ngoài kinh doanh cốt lõi. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng, phản ánh tình hình tài chính khả quan. Các chỉ số ROE, ROA, và ROIC ở mức cao, khẳng định hiệu quả sử dụng vốn tốt. Đặc biệt, ROIC tăng đáng kể trong khi ROA và ROE chỉ tăng nhẹ, có thể là kết quả của quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.

Các chỉ số tài chính và biểu đồ phân tích quan trọng khi phân tích doanh nghiệp

Nhóm Chart Phản Ánh Tài Sản và Nguồn Vốn

Nhóm chart, chỉ số đánh giá tài sản doanh nghiệp này thể hiện cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Chúng cho thấy nguồn vốn được huy động từ đâu và cách sử dụng chúng. Thông qua đó, chúng ta có cái nhìn về sự cân đối tài chính và sự an toàn, việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hợp lý hay không. Bộ chart bao gồm:

Chart Cơ cấu tài sản

Chart Cơ cấu nguồn vốn Trường hợp thực tế: VHC và ANV

Dù cùng hoạt động trong ngành cá tra, nhưng khi so sánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn giữa VHC và ANV, ta thấy sự khác biệt rõ rệt. VHC có khoản vay ngắn hạn khoảng 2.700 tỷ nhưng lại nắm giữ 2.300 tỷ tiền mặt, cho thấy sự an toàn trong cơ cấu tài sản. Nhưng ngược lại, ANV - với số nợ lên đến gần 1800 tỷ, nhưng lượng tiền mặt và tiền gửi (màu xanh lá chart tài sản) gần như cạn kiệt, buộc doanh nghiệp gặp khó khăn lớn trong việc trả nợ và lãi vay, thậm chí đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.

Các chỉ số tài chính và biểu đồ phân tích quan trọng khi phân tích doanh nghiệp

Nhóm Chart Định Giá Doanh Nghiệp

Nhóm chart, chỉ số tài chính định giá doanh nghiệp này đo lường giá trị của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, giúp đánh giá tính hấp dẫn của cổ phiếu so với các doanh nghiệp khác. Bộ chart bao gồm:

Chart EPS và PE

Chart Vốn hóa, PE, PB

Chart FCFF Trường hợp thực tế: HPG

EPS năm 2022 và 2023 giảm mạnh, trong khi giá cổ phiếu không biến động nhiều, khiến P/E tăng đáng kể. Đồng thời, FCFF hiện vẫn âm, cho thấy tình hình tài chính chưa khả quan. Tuy nhiên, dự án Dung Quất 2 khi đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ cải thiện lợi nhuận, giúp doanh nghiệp có mức định giá hấp dẫn hơn trong tương lai. Trên đây là những kinh nghiệm cá nhân của mình, nếu có góp ý gì, mn cứ thoải mái cmt nhé. Chúc mn đầu tư thành công!

Các chỉ số tài chính và biểu đồ phân tích quan trọng khi phân tích doanh nghiệp

Đây là những kinh nghiệm cá nhân mà tôi muốn chia sẻ. Rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi tích cực từ mọi người. Chúc mọi người đầu tư thành công!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

WiChart Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả