Bước đầu tiên để xây dựng sự giàu có và bạn có thể bắt đầu ngay từ hôm nay
Người ta vẫn nói: Mọi hành trình vĩ đại đều bắt đầu bằng một bước đi duy nhất. Và khi nói đến tiền bạc, những bước tiến nhỏ sẽ tăng lên theo thời gian. Đó là lý do tại sao việc bắt đầu càng sớm càng tốt là điều quan trọng, ngay cả khi bạn bắt đầu từ điều nhỏ nhất, theo CNBC.
"Tiết kiệm chi phí từ ba đến sáu tháng cho những trường hợp khẩn cấp".
"Đừng bao giờ trả trước ít hơn 20% cho một căn nhà".
"Hãy đảm bảo bạn có ít nhất 1 triệu USD để tiết kiệm khi nghỉ hưu".
Người Mỹ tràn ngập những lời khuyên tài chính có ý nghĩa nhưng nói thì dễ hơn làm. Vấn đề là, khi tiêu chuẩn thành công quá cao, bạn có thể cảm thấy đặc biệt khó khăn hoặc thậm chí vô nghĩa khi bắt đầu hướng tới nó.
Chelsea Ransom-Cooper, người lập kế hoạch tài chính (CFP) của Zenith Wealth Partners ở New Jersey, nói với CNBC Make It: "Bước đầu tiên để xây dựng sự giàu có là bắt đầu tạo ra những thói quen vững chắc để duy trì kế hoạch tiết kiệm và đầu tư của bạn".
1. Theo dõi chi tiêu của bạn
Minh họa của Razorpay
Bất kể bạn kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng, việc theo dõi số tiền bạn cần chi cho những thứ cần thiết và số tiền cuối cùng bạn sẽ chi cho mọi thứ khác là một bước quan trọng để hoàn thành hầu như mọi mục tiêu tài chính.
Billy Hatton, một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận có trụ sở tại Los Angeles, nói với CNBC Make: "Mặc dù tiết kiệm hoặc đầu tư 5 USD mỗi tháng có thể mang lại lợi nhuận theo thời gian, nhưng việc chi tiêu không được kiểm soát có thể dễ dàng khiến tất cả những tiến bộ đạt được bằng cách tiết kiệm từng chút một trở nên thất bại".
Ông nói thêm: "Nếu bạn không biết mình có đủ khả năng chi trả bao nhiêu, bạn có thể 'bóc ngắn, cắn dài' và luôn bị mắc kẹt với mớ hóa đơn".
Bạn không cần phải theo dõi từng đồng mà bạn chi tiêu hoặc thực hiện những cắt giảm lớn đối với chi tiêu tùy ý của mình để bắt đầu. Trên thực tế, làm theo cách sau có thể phản tác dụng vì nhiều chuyên gia tài chính cho rằng việc hạn chế ngân sách không có tác dụng.
Tuy nhiên, để khiến tiền làm việc cho bạn, bạn cần có sự hiểu biết cơ bản về việc bạn đang chi tiêu vào việc gì.
Nathan Mueller, một CFP có trụ sở tại Colorado cho biết: "Việc lập ngân sách không nhất thiết phải là một nỗ lực to lớn mà bạn phải thực hiện cùng một lúc. Bắt đầu [bằng cách] chỉ theo dõi một số lĩnh vực chính: thực phẩm, giải trí, gas và quần áo".
2. Có quỹ tài chính khẩn cấp
Minh họa của Getty Images
Nếu có một điều đảm bảo trong cuộc sống liên quan đến tiền bạc thì đó là bạn sẽ gặp phải những bất ngờ về tài chính, có thể là những điều bất ngờ trong suốt cuộc đời.
Đôi khi chúng tương đối nhỏ, giống như kiểu xe của bạn bị xẹp lốp. Những có những trường hợp khác, như khi bạn mất việc, thì chúng có khả năng làm thay đổi đáng kể bức tranh tài chính của bạn.
Để chuẩn bị cho những chi phí lớn và nhỏ bất ngờ, hãy bắt đầu dành dụm tiền tiết kiệm cho các trường hợp khẩn cấp. Bạn có thể không có đủ tiền mặt để vượt qua ngày khó khăn tiếp theo, nhưng các chuyên gia về tiền bạc đều đồng ý rằng thà có còn hơn không.
Suy cho cùng, trong trường hợp khẩn cấp về tài chính, bất kỳ khoản tiền mặt nào bạn cất giữ đều là số tiền bạn không cần phải rút từ tài khoản hưu trí hoặc nạp vào thẻ tín dụng.
Will Kellar, CFP, đối tác và cố vấn chính tại Human Investing, nói với CNBC Make It: "Mặc dù quan điểm thông thường ủng hộ chi phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng, nhưng tôi vẫn kiên trì ủng hộ rằng bất kỳ số tiền nào cũng tốt hơn là không có".
3. Đầu tư cho tương lai
Minh họa của Proche
Có một quan niệm sai lầm phổ biến là bạn cần phải giàu có mới có thể kiếm tiền thông qua đầu tư. Giống như quỹ khẩn cấp của bạn, việc đầu tư một cách khôn ngoan vào thị trường chứng khoán dù chỉ một ít tiền cũng có thể giúp ích cho bạn về lâu dài.
Thời gian đầu tư vào thị trường gần như có giá trị bằng số tiền bạn bỏ vào, vì vậy bạn nên bắt đầu càng sớm càng tốt.
Đúng là khoản đầu tư ban đầu của bạn càng lớn thì lợi nhuận của bạn sẽ càng lớn khi chúng bắt đầu đến. Tuy nhiên, những khoản đóng góp nhỏ và nhất quán có thể tăng lên thành số tiền lớn theo thời gian khi bạn đầu tư thay vì chỉ tiết kiệm tiền mặt, nhờ vào sức mạnh của lãi suất kép.
Ví dụ: nếu một người 27 tuổi chỉ dành 20 USD (500.000 đồng) một tháng và tiết kiệm bằng tiền mặt, họ sẽ có 9.600 USD (240 triệu đồng) ở tuổi 67. Nhưng nếu thay vào đó, họ đầu tư 20 USD đó một tháng, số dư của họ sẽ tăng lên 70.771 USD (1,77 tỷ đồng) so với cùng thời điểm đó, với mức lợi nhuận giả định hàng năm là 8%.
Ransom-Cooper cho biết: "Thật đáng để bắt đầu đầu tư một số tiền nhỏ như 5 USD (hơn 100.000 đồng) hoặc 20 USD một tháng (500.000 đồng) nếu bạn đang xây dựng một thói quen lành mạnh".
Giống như bất kỳ thói quen nào, đầu tư thường xuyên cần một khoảng thời gian và sự lặp lại để thực sự gắn bó, vì vậy ngay cả khi đó là một số tiền nhỏ, việc hình thành thói quen đó là một khởi đầu tốt.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận