BMP – Lợi nhuận khủng khi về tay người Thái. Điểm Mua tối ưu
Thời gian vừa qua, cổ phiếu BMP liên tục tăng giá và thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của BMP cũng ghi nhận mực khủng khi lãi 651 tỷ đồng và đã hoàn thành 88% kế hoạch năm.
=> Với lợi nhuận khủng chỉ sau 6 tháng đầu hoạt động kinh doanh như vậy thì tiềm năng sắp tới của BMP sẽ như thế nào? Câu chuyện của doanh nghiệp còn lớn hay không? Tiềm năng tăng giá còn mạnh hay không? Mua vùng giá nào để tối ưu nhất?...
Mời Nhà đầu tư cùng SimpleInvest tìm hiểu trong bài phân tích chuyên sâu dưới đây để biết thêm thông tin về câu chuyện cơ bản của doanh nghiệp, cũng như hiểu được lý do cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian qua, từ đó đưa ra được quyết định đầu tư hiệu quả nhất cho cổ phiếu này nhé!
I. CÂU CHUYỆN DOANH NGHIỆP
1. Vị thế doanh nghiệp
- Nhựa Bình Minh là thương hiệu nổi tiếng và lâu đời với hơn 45 năm qua trong lĩnh vực ống Nhựa Việt Nam
- Nhựa Bình Minh chiếm khoảng 50% thị phần ống Nhựa tại khu vực miền Nam và chiếm khoảng 25% thị phần ống Nhựa trên cả nước.
- Với 4 nhà máy sản xuất tại TP. HCM, Bình Dương, Long An, Hưng Yên và gần 1,500 nhà phân phối trên cả nước
2. Câu chuyện bán vốn
- Từ đầu tháng 3/2012, The Nawaplastic Industries đã trở thành cổ đông lớn của Nhựa Bình Minh sau khi chi ra khoảng 243 tỷ đồng để mua vào 5.85 triệu cổ phiếu BMP, tương ứng tỷ lệ 16.72% vốn thời điểm đó.
- Sau đó, công ty này liên tục tăng sở hữu tại Nhựa Bình Minh, lớn nhất là đợt “ôm” trọn lô 24.13 triệu cổ phiếu BMP từ SCIC trong đợt đấu giá cổ phần hồi tháng 3/2018.
=> The Nawaplastic Industries đã chi ra tổng cộng khoảng 2,750 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phần BMP như hiện nay.
- Sau hơn 11 năm đầu tư vào Nhựa Bình Minh, cổ đông Thái Lan tạm lãi đến hơn 1,800 tỷ đồng, chưa kể cổ tức. Riêng năm 2022, sau khi báo lãi kỷ lục, Nhựa Bình Minh đã chi gần 700 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt theo tỷ lệ 84%.
=> BMP đã bán vốn, cơ cấu cổ đông mới và tiếp tục ổn định bền vững, duy trì thương hiệu hàng đầu của mình.
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH
1. Kết quả kinh doanh Quý 2/2023
- Trong quý 2/2023, Nhựa Bình Minh mang về doanh thu thuần 1,336 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, Lợi nhuận ròng lại cao gấp đôi cùng kỳ, đạt 295 tỷ đồng.
- Đây là mức kỷ lục mới về lợi nhuận quý của BMP kể từ sau khi thành công ty con của The Nawaplastic Industries, thành viên Tập đoàn SCG (Thái Lan),vào đầu năm 2018.
- Phía sau sự tăng trưởng mạnh mẽ về Lợi nhuận ròng của Nhựa Bình Minh chính là Biên lợi nhuận gộp, được cải thiện từ mức 25% trong quý 2/2022 lên 43%. Tức là nếu cùng kỳ, 100 đồng doanh thu mang về 25 đồng lãi gộp cho công ty thì quý 2/2023, con số này lên tới 43 đồng.
=> Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp suy giảm doanh thu, BMP lại là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi có kết quả kinh doanh rất tích cực .
2. Cơ cấu tài chính
- Bảng cân đối kế toán cũng thể hiện tình hình tài chính lành mạnh của Nhựa Bình Minh.
- Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của công ty đạt 3,526 tỷ đồng, tăng gần 500 tỷ đồng so với đầu năm.
- Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm gần 60% tài sản, tương đương 2,052 tỷ đồng.
- Nợ vay của BMP rất thấp, chỉ 55 tỷ đồng => rất thấp
=> BMP là doanh nghiệp có cơ cấu tài chính rất lành mạnh. Trong đó, nguồn tiền rất dồi dào, nợ vay rất thấp, gần như là không có nên sẽ không bị áp lực về nợ vay như nhiều doanh nghiệp khác.
III. LÝ DO BMP TĂNG TRƯỞNG MẠNH
- Năm 2023, Quốc hội đã thông qua kế hoạch Đầu tư công với tổng vốn trên 700,000 tỷ đồng, tăng hơn 20% (khoảng 140,000 tỷ đồng) so với kế hoạch năm 2022
- Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ giải ngân đầu tư công còn chậm và ước đạt 30.49% so với kế hoạch đề ra. Như vậy, Chính phủ sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó.
=> Nhựa cũng là nguyên vật liệu sẽ được sử dụng trong các công trình. Vì vậy, BMP vẫn được hưởng lợi từ chính sách đầu tư công
2. Giá nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh
- Giá PVC - nguyên liệu đầu vào để sản xuất nhựa đã tiếp tục điều chỉnh về mức thấp nhất nhiều năm
- Trên hình là chuỗi giá trị sản xuất Nhựa. Trong đó, giá nguyên liệu đầu vào là hạt nhựa nguyên sinh chiếm 60-70% cơ cấu giá vốn sản phẩm.
- Theo dữ liệu Bloomberg, hạt nhựa nguyên sinh sẽ tiếp tục điều chỉnh về mức thấp nhất nhiều năm qua là 780 USD/tấn, sau 9 tháng giao dịch ổn định trong biên độ hẹp 850-900 USD/tấn (tương đương trước Covid). Mức giá này thấp hơn 32.8% so với giá trung bình trong 2022.
=> Việc giá nguyên vật liệu đầu vào liên tục giảm mạnh về mức thấp nhất trong nhiều năm qua sẽ giúp BMP cải thiện tốt Biên lợi nhuận và Lãi ròng.
3. Giá bán neo cao
- BMP sở hữu 5 nhà máy với năng lực sản xuất cao ở TP. HCM, Bình Dương, Long An, Hưng Yên.
- Giá bán của BMP vẫn neo ở mức cao, do giá bán thường được quyết định bởi các doanh nghiệp lớn trong nước như BMP và NTP, điều này khác với Thép khi giá bán chịu ảnh hưởng bởi cung-cầu quốc tế.
=> BMP sẽ duy trì vị thế hưởng lợi từ sự hợp nhất ngành đang diễn ra, nơi mà các “ông lớn” với lợi thế tài chính và vận hành đang chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp nhỏ, và giành được thêm nhiều thị phần hơn.
=> Xu hướng giá PVC gần đây cho thấy khả năng sinh lời mạnh mẽ có thể vẫn được duy trì trong quý 2-3/2023. BMP có thể sẽ tiếp tục thiết lập mức lợi nhuận ròng/tấn mới.
=> Nếu như bạn đang quan tâm đến cổ phiếu BPM, mong muốn được hiểu sâu hơn về trạng thái Dòng tiền hiện tại và xu hướng của cổ phiếu sắp tới, vị thế đầu tư tối ưu nhất… Hãy liên hệ ngay với SimpleInvest để được hỗ trợ nhé!
BẠN ĐÁNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO VỀ TIỀM NĂNG CỦA BMP THỜI GIAN TỚI? ĐỂ LẠI Ý KIẾN CỦA BẠN Ở PHẦN BÌNH LUẬN ĐỂ CÙNG BÀN LUẬN NHÉ!
Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu và sớm nhất nhé!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận