Bitcoin xuống dưới 20.000 USD, thị trường tiền điện tử bốc hơi 70 tỷ USD trong 24 giờ
Tâm lý tại thị trường tiền điện tử đi xuống khi môi trường lãi suất cao tác động tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp và 2 nhà băng tại Mỹ liên tiếp sụp đổ.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (10/3), giá Bitcoin giảm 8% xuống dưới 20.000 USD/bitcoin, chạm mức gần thấp nhất 2 tháng qua. Nguyên nhân của đà giảm xuất phát từ biến động dữ dội của thị trường Mỹ và sự sụp đổ của nhà băng Silicon Valley Bank (SVB).
Đồng thời, thị trường tiền điện tử cũng bốc hơi 70 tỷ USD vốn hoá chỉ trong vòng 24 giờ.
Có nhiều yếu tố khiến các đồng tiền điện tử rớt giá mạnh, trong đó phải nhắc tới bối cảnh giới chức quản lý Mỹ đang để mắt sát sao hơn tới thị trường này, cũng như mối liên kết giữa thị trường tiền điện tử và các thị trường tài chính truyền thống khác. Trong thời gian gần đây, diễn biến của tiền điển tử theo khá sát thị trường chứng khoán Mỹ, đặc biệt là sàn Nasdaq – nơi tập trung nhiều cổ phiếu công nghệ.
Vào đầu tuần trước, Chủ tịch CụcDdự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell có các phát biểu cho thấy lãi suất sẽ lên mức cao hơn mọi dự báo đưa ra trước đó và sẽ duy trì ngưỡng này ở thời gian dài hơn. Việt lãi suất leo dốc đã tạo áp lực lên nhiều loại tài sản rủi ro như cổ phiếu và đặc biệt là tiền điện tử.
“Có ít lý do để mua Bitcoin bây giờ, không chỉ bởi thị trường tiền điện tử đang trong mùa đông, mà còn bởi nhiều yếu tố khác trên thị trường tài chính nói chung”, Yuya Hasegawa, chiến lược gia tại Bitbank - công ty tiền điện tử tại Nhật Bản cho biết.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân tác động trực tiếp là việc FTX- nhà băng có hoạt động chủ yếu tại thị trường tiền điện tử “đóng cửa”. Trong thông báo mới nhất, Silvergate cho biết sẽ ngừng hoạt động và tiến hành thanh lý các loại tài sản.
Sự sụp đổ của Silvergate lại là một ví dụ khác cho thấy các biến động dữ dội của thị trường tiền điện tử thời gian qua tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực. Trong đó, việc sàn giao dịch FTX “bay màu” đã khiến Silvergate lao đao, bởi FTX là một khách hàng lớn của nhà băng này.
Trong một diễn biến khác, ngày 10/3, Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã phải nắm quyền kiểm soát tại Silicon Valley Bank (SVB) – đánh dấu vụ sụp đổ lớn thứ hai trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ, đồng thời là vụ lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 cho tới nay. SVB là nhà băng lớn phục vụ nhóm khách hàng là các công ty khởi nghiệp công nghệ tại thung lũng Silicon.
Cả Silvergate và SVB đều rót vốn để nắm giữ trái phiếu Mỹ - sản phẩm mất giá trong bối cảnh lãi suất tại Mỹ không ngừng gia tăng. Các nhà băng này buộc phải chịu lỗ khi bán trái phiếu để có tiền cân bằng lại vị thế tài chính của mình.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận