24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
An Nhiên
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Biến số Trung Quốc trong bài toán lạm phát toàn cầu năm 2023

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau thời gian dài “bế quan tỏa càng” để phòng chống dịch Covid là một biến số lớn với bài toán lạm phát năm tới...

Nhiều nhà phân tích dự báo lạm phát trên thế giới năm 2023 sẽ giảm xuống do lãi suất tăng lên, nguy cơ suy thoái kinh tế và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Giá cả hàng hóa, thực phẩm và năng lượng hạ nhiệt sẽ làm chậm tốc độ tăng lạm phát.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau thời gian dài “bế quan tỏa càng” để phòng chống dịch Covid là một biến số lớn với bài toán lạm phát của thế giới trong năm tới.

"CƠN ĐỊA CHẤN" VỚI THẾ GIỚI

Theo kịch bản được nhiều chuyên gia dự báo, năm 2023, Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại lần đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid bùng phát vào cuối năm 2019. Đây được đánh giá là một “cơn địa chấn” với phần còn lại của thế giới.

Khi đó, nền kinh tế nội địa của quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ trở lại bình thường. Sinh viên Trung Quốc trở lại nước ngoài học tập. Du khách Trung Quốc bắt đầu đổ ra nước ngoài du lịch. Các doanh nghiệp khôi phục các chuyến công tác bằng máy bay… Tất cả những điều này sẽ đồng thời xảy ra với sự phục hồi của thị trường bất động sản Trung Quốc, được dự báo sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh.

Theo dự báo Bloomberg Economics, trong trường hợp Trung Quốc mở cửa hoàn toàn vào giữa năm 2023, giá năng lượng toàn cầu sẽ tăng khoảng 20%. Bloomberg Economics dự báo điều này sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 5,7% vào cuối năm sau.

Điều này ngược lại với vai trò của Trung Quốc năm nay, khi nước này đã giúp kìm chế lạm phát toàn cầu. Sự suy giảm của thị trường bất động sản và các biện pháp hà khắc để chống dịch Covid-19 khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Bloomberg Economics đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của nước này xuống 3%, từ mức dự báo 3,5% trước đó, đồng thời hạ dự báo năm sau từ 5,7% xuống còn 5,1%. Nhiều chỉ số cho thấy sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu.

Biến số Trung Quốc trong bài toán lạm phát toàn cầu năm 2023
Một trung tâm mua sắm vắng vẻ tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 11/2022 - Ảnh: Bloomberg

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hồi tháng 9 nhận định nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc năm nay sẽ ở mức thấp nhất kể từ năm 1990. Nhập khẩu hàng hóa của nước này từ Hàn Quốc - đối tác thương mại lớn thứ 5 - cũng giảm hơn 50% trong tháng 11, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2009.

Những biện pháp hạn chế đi lại cũng khiến lưu lượng đi lại bằng đường hàng không ở Trung Quốc - thị trường hàng không lớn thứ hai thế giới sau Mỹ - giảm xuống chỉ còn 35% so với năm 2019. Từng là nước có thị trường hàng không nội địa đông đúc nhất thế giới với khoảng 14.000 chuyến bay mỗi ngày, trong tháng 11, Trung Quốc chỉ có khoảng 2.800 chuyến bay nội địa.

Do đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ làm gia tăng nhập khẩu dầu thô, hàng hóa, vật liệu thô, đồng thời kích thích nhu cầu vé máy bay, phòng khách sạn và bất động sản ở nước ngoài.

“Chắc chắn lạm phát toàn cầu sẽ tăng lên nếu Trung Quốc mở cửa trở lại”, ông Iris Pang, nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc đại lục tại ING Groep NV, nhận định. “Hoạt động đi lại quốc tế, cũng như sản xuất, bán hàng sẽ tăng lên”.

TRUNG QUỐC SẼ MỞ CỬA SỚM HƠN DỰ BÁO?

Ở thời điểm hiện tại, việc Trung Quốc có mở cửa hoàn toàn vào năm sau hay không vẫn là một câu hỏi mở, nhưng rõ ràng đã có sự thay đổi lớn trong chính sách chống dịch. Ngày 7/12, nước này công bố một kế hoạch gồm 10 điểm, trong đó nới lỏng một loạt biện pháp hạn chế chống dịch. Đây được đánh giá là động thái mở đường cho việc chấm dứt Zero Covid và “sống chung với Covid”.

Các thành phố gồm Bắc Kinh, Quảng Châu, Hàng Châu, Thượng Hải và Thâm Quyến đã thực hiện nới lỏng hạn chế, kể cả khi số ca nhiễm Covid tăng mạnh. Tại thành phố Trịnh Châu, nơi có nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới, các biện pháp hạn chế đã được gỡ bỏ.

Một ngày trước khi kế hoạch 10 điểm được công bố, Phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan, quan chức chống dịch hàng đầu của Trung Quốc, nói rằng công tác phòng chống dịch của nước này đã bước vào “giai đọan mới”.

Tất cả những điều này làm dấy lên kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại sớm hơn nhiều người dự báo trước đó.

“Những diễn biến gần đây cho thấy chính sách Covid của Trung quốc đang thay đổi. Trung Quốc đã bắt đầu bước vào giai đoạn chấm dứt Zero Covid”, nhà phân tích Christopher Beddor của Gavekal Inc., nhận xét.

Biến số Trung Quốc trong bài toán lạm phát toàn cầu năm 2023
Người dân xếp hàng tại một điểm xét nghiệm Covid ở Thượng Hải ngày 2/12 - Ảnh: Bloomberg

Một phép thử lớn cho sự thay đổi chính sách này là vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tháng 1 tới khi lưu lượng người đi lại trên toàn quốc được dự báo sẽ tăng vọt, đặc biệt sau 3 năm bị hạn chế bởi Covid.

Dù còn những yếu tố bất định, thị trường tài chính đã tăng mạnh khi xuất hiện những tín hiệu cho thấy sự xoay chiều chính sách chống dịch của Bắc Kinh. Chỉ số Hang Seng China Enterprises của chứng khoán Hồng Kông đã tăng 29% trong tháng 11 - tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 2003. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng Index của thị trường này cũng có tháng tăng điểm mạnh nhất kể từ năm 1998. Còn thị trường chứng khoán Australia cũng tăng lên mức cao nhất 7 tháng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
19,229.97 -371.14 (-1.89%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả